So sánh sản phẩm
chọn tối đa 4 sản phẩm

Tin tức


  • Công nghệ AAO trong xử lý nước thải

    Công nghệ AAO là viết tắt của cum từ Anerobic (kỵ khí) – Anoxic (thiếu khí) – Oxic (hiếu khí). Công nghệ AAO là quá trình xử lý sinh học liên tục, kết hợp 3 hệ vi sinh: kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí để xử lý nước thải. Dưới tác dụng phân hủy chất ô nhiễm của vi sinh vật, nước thải sẽ được xử lý trước khi thải ra môi trường.
  • ĐIỂM TIN: Hà Nội khẩn trương triển khai 11 giải pháp cấp bách bảo vệ môi trường

    ĐIỂM TIN: Hà Nội khẩn trương triển khai 11 giải pháp cấp bách bảo vệ môi trường
    Trong thông cáo báo chí về kết quả Hội nghị giao ban trực tuyến của UBND TP Hà Nội quý III/2019 ban hành ngày 3/10, UBND TP đề nghị các đơn vị khẩn trương triển khai một số giải pháp cấp bách bảo vệ môi trường, trong đó sẽ triển khai quyết liệt 11 nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố.
    Về chất lượng môi trường không khí, thời gian qua, UBND TP đã chỉ đạo triển khai quyết liệt 11 nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố, cụ thể như sau: (1) Đã hoàn thiện lắp đặt 10 trạm quan chắc về môi trường ô nhiễm không khí và 8 trạm quan trắc về nước tại các ao, hồ, sông. (2) Triển khai đồng bộ công tác duy trì vệ sinh môi trường theo tiêu chí cơ giới hóa; thực hiện quét đường, hè bằng các xe quét hút thay thế thủ công giúp đường phố sạch rác, bụi, phong quang, giúp tăng năng suất, giảm sự nặng nhọc, vất vả của người lao động. (3) Xử lý một phần ô nhiễm ao hồ trên địa bàn bằng công nghệ mới. (4) Đã và đang triển khai kế hoạch đến hết ngày 31/12/2020 không còn hộ sử dụng than tổ ong để giảm nguồn gây ô nhiễm không khí. (5) Xây dựng, triển khai dự án điện rác Sóc Sơn, sớm nhất đến tháng 10/2020 tổ chức khánh thành nhà máy đầu tiên với công suất 4.000 tấn. (6) Triển khai xây dựng nhà máy xử lý nước thải nâng công suất lên 65%. (7) Đưa các công nghệ mới vào xử lý rác thải rắn từ việc phá rỡ các tòa nhà trên địa bàn Thành phố. (8) Thắt chặt quản lý đối với các công trình trong phạm vi phá dỡ cũng như quá trình xây dựng tất cả các xe ra/vào công trình phải thực hiện quy định về bảo vệ môi trường. (9) Đã có kế hoạch bổ sung lắp đặt trạm rửa xe tự động tại các trạm xăng dầu. (10) Thường xuyên kiểm tra các xe chở vật liệu xây dựng đi vào nội đô (3 năm qua các đơn vị đã xử phạt trên 8 tỷ đồng đối với các phương tiện vi phạm). (11) Tuyên truyền nâng cao ý thức giữ gìn môi trường cho người dân Thành phố và các cơ quan doanh nghiệp.

     

    Với những khó khăn, thách thức về biến đổi về khí hậu; việc di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm đang chậm so với kế hoạch của Chính phủ; việc theo dõi đánh giá để đưa ra cơ sở khoa học về các vấn đề ô nhiễm, các giải pháp xử lý hiệu quả còn hạn chế; tiến độ triển khai lắp đặt trên 100 trạm quan trắc về không khí chậm, UBND TP đề nghị các đơn vị khẩn trương triển khai một số giải pháp cấp bách sau: tăng cường tuyên truyền đến các tổ dân phố, thôn, xóm thuộc các xã không đốt rơm rạ khi thu hoạch vụ mùa, không đốt rác, tập kết thu gom chở đến nơi xử lý. Tích cực xử lý ô nhiễm tại các ao hồ và các thôn xóm. Sở Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh tiến độ đấu thầu sớm lắp đặt các trạm quan trắc môi trường. Vận động người dân nâng cao ý thức trong việc thực hiện đề án 04 của Thành phố về các giải pháp giảm ô nhiễm từ nguồn khí thải của ô tô xe gắn máy. Thành phố sẽ báo cáo Chính phủ và phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và các nhà khoa học trong và ngoài nước để tiến hành khảo sát, đánh giá đưa ra những biện pháp, giải pháp khoa học và hiệu quả nhất trong công tác này trong thời gian tới.

    Thi Sáng kiến Bảo vệ Hành tinh xanh dành cho học sinh THPT

    Trường ĐH Quốc tế (HCMIU) - ĐHQG TP.HCM phối hợp cùng ĐH Deakin (Australia) phát động cuộc thi Sáng kiến Bảo vệ Hành tinh xanh dành cho học sinh THPT tại Việt Nam. Theo đại diện HCMIU, các vấn đề liên quan đến môi trường như ô nhiễm nước, đất, không khí và chất thải nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Cuộc thi không chỉ tạo sân chơi cho học sinh củng cố kiến thức về môi trường, thể hiện khả năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, tư duy phản biện, mà còn giúp truyền cảm hứng, nâng cao ý thức của các bạn trẻ và đưa ra các giải pháp hữu ích thiết thực trong việc bảo vệ môi trường. Cuộc thi diễn ra từ nay đến hết ngày 29/11/2019 và  chia làm 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 diễn ra từ nay đến hết ngày 15/10/2019. Các thí sinh đăng kí cuộc thi theo hình thức nhóm, đội với 4 thành viên của cùng một trường. Các đội sẽ thực hiện một video clip có độ dài từ 10-15 phút để trình bày ý tưởng, đề xuất sáng kiến, đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề môi trường tại Việt Nam.

    Khi video clip được chia sẻ trên kênh Youtube (bằng tiếng Anh hoặc có phụ đề tiếng Anh), 5 đội xuất sắc nhất sẽ được ban giám khảo chọn vào vòng chung kết. Giai đoạn hai cuộc thi bắt đầu từ 16/10 đến hết 28/11/2019, 5 đội xuất sắc nhất sẽ làm việc với các hướng dẫn viên là giáo viên của các trường THPT hoặc các giảng viên của ĐH Deakin, HCMIU. Các đội sẽ được tư vấn về chuyên môn, giải đáp những khó khăn, và phát triển thêm ý tưởng. Giai đoạn 3 diễn ra vào ngày 29/11/2019, 5 đội thi lần lượt có 20 phút để trình bày và hỏi đáp bằng tiếng Anh trước Ban giám khảo. Cơ cấu giải thưởng cuộc thi gồm: 1 Giải nhất trị giá 12 triệu đồng; 1 Giải nhì trị giá 8 triệu đồng;  1 Giải ba trị giá 5 triệu đồng; 2 Giải khuyến khích trị giá 2,5 triệu đồng/giải. Tất cả các đội tham gia sẽ được nhận giấy chứng nhận tham gia cuộc thi từ Ban tổ chức. Được biết, Ban tổ chức sẽ hỗ trợ chi phí đi lại và chỗ ở cho các đội đến từ các tỉnh/thành ngoài TPHCM.

    Thái Lan phê duyệt ngân sách 74,5 triệu USD cứu trợ thiên tai

    Báo Bưu điện Bangkok (Bangkok Post) đưa tin, ngày 2/10, Nội các Thái Lan đã phê duyệt gói ngân sách 2,28 tỷ bạt (khoảng 74,5 triệu USD) để sửa chữa đường sá và các cơ sở hạ tầng khác bị hư hại do các cơn bão gây ra vào tháng 9/2019. Gói ngân sách này được trích từ ngân sách dự trữ năm 2019 dành cho các phản ứng khẩn cấp.

    Dự kiến, Bộ Giao thông vận tải Thái Lan sẽ giải ngân cho các dự án sửa chữa 218 tuyến đường và công trình hạ tầng ở 24 tỉnh phía Bắc và Đông Bắc bị thiệt hại do lũ lụt gây ra bởi hai cơn bão Podul từ ngày 28/8 đến 1/9 và Kajiki từ ngày 2 đến 4/9. Trong số đó, dự kiến sẽ phân bổ 1,37 tỷ bạt (tương đương khoảng 45 triệu USD) cho Cục Đường cao tốc để sửa chữa tổng cộng 125 tuyến đường và công trình hạ tầng, bao gồm xây dựng lại cầu, sửa chữa đường xá và ngăn chặn lở đất.

    Indonesia cáo buộc 2 công dân Singapore nhập khẩu rác nhựa trái phép

    TTXVN đưa tin: Bộ Môi trường Indonesia vừa cáo buộc hai công dân Singapore nhập khẩu 87 container chứa rác thải nhựa vào Indonesia mà không có giấy phép. Vụ việc diễn ra trong bối cảnh nhà chức trách Jakarta đang tăng cường trấn áp các hoạt động nhập khẩu rác thải trái phép từ nước ngoài vào Indonesia. Người đứng đầu bộ phận thực thi pháp luật của bộ trên, ông Rasio Ridho Sani cho biết 2 công dân Singapore nói trên là lãnh đạo của PT Advance Recycle Technology, một công ty chuyên tái chế rác thải tại tỉnh Banten trên đảo Java. Hai người này bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm cho việc nhập khẩu 87 container chứa rác thải nhựa từ Hong Kong, Tây Ban Nha, Canada, Australia và Nhật Bản mà không có giấy phép.

    Thậm chí, trong nhiều container còn chứa các loại rác độc hại như bảng mạch điện, pin và điều khiển từ xa đã qua sử dụng. Ông Sani nhấn mạnh: "Chúng tôi phải bảo vệ môi trường và sức khỏe của người dân. Chúng tôi không muốn Indonesia trở thành bãi rác của những quốc gia khác. Chúng tôi phải bảo vệ chủ quyền quốc gia." Theo luật pháp Indonesia, một cá nhân phạm tội nhập khẩu rác thải độc hại trái phép có thể bị phạt lên đến 15 tỷ rupiah (hơn 1 triệu USD) và ngồi tù lên đến 15 năm. Hiện Indonesia cùng một số nước Đông Nam Á đang phải đau đầu đối phó với nguy cơ trở thành "bãi rác" của những quốc gia phát triển khác. Hôm 4/9, Cục Hải quan Indonesia cho biết nước này đã gửi trả hàng trăm container chứa rác thải nhập khẩu về nơi xuất phát. Các container này chứa rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa và các vật liệu nguy hiểm, vi phạm các quy định nhập khẩu.

    Các ngân hàng lớn thế giới không thực hiện cam kết tài chính bền vững

    Theo nghiên cứu mới của Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) công bố ngày 3/10, bất chấp áp lực từ các nhà nhà đầu tư và chính phủ, phần lớn trong số 50 ngân hàng tư nhân lớn nhất thế giới đã không thực hiện các cam kết tài chính bền vững để đối phó với những rủi ro của biến đổi khí hậu và tiếp tục tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch. Theo WRI, có trụ sở tại Washington, tính đến tháng Bảy, chỉ có 23 trong số 50 ngân hàng tư nhân lớn nhất thế giới cam kết tài trợ cho các dự án năng lượng bền vững. Trong số 23 ngân hàng này, mức tài chính trung bình hàng năm chi cho nhiên liệu hóa thạch trong giai đoạn 2016-2018 gần gấp đôi số lượng cam kết tài chính bền vững hàng năm và chỉ có bảy ngân hàng có các mục tiêu tài chính bền vững hàng năm lớn hơn nguồn tài chính mà họ cung cấp cho các giao dịch liên quan đến nhiên liệu hóa thạch – thông tin trên TTXVN.

    Giulia Christianson, người phụ trách đầu tư bền vững tại WRI, cho rằng nếu các ngân hàng nghiêm túc về tính bền vững và đẩy mạnh giải quyết những thách thức về biến đổi khí hậu, sẽ có sự thay đổi trong các cam kết tài chính bền vững so với tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch. Hiện hầu hết các cam kết tài chính bền vững hàng năm của các ngân hàng ít hơn đáng kể so với những gì họ cung cấp cho nhiên liệu hóa thạch. Dưới áp lực từ các nhà đầu tư, cơ quan quản lý và các nhà hoạt động chống biến đổi khí hậu, một số ngân hàng lớn đã thừa nhận những người cho vay cần phải đóng vai trò thúc đẩy quá trình chuyển đổi nhanh chóng sang nền kinh tế carbon thấp.
     
  • Hồi sinh những “lá phổi xanh”

    Hồi sinh những “lá phổi xanh
    Hà Nội có khoảng 2.630 hồ, trải khắp 30 quận, huyện vì nhiều nguyên nhân mà trong một thời gian dài không ít hồ bị ô nhiễm nặng. Với mong muốn làm hồi sinh các “lá phổi xanh” để tạo môi trường sống trong lành cho người dân, nhiều giải pháp đồng bộ đã được chính quyền và cơ quan chuyên môn triển khai. Nhờ vậy, hiện nay trên địa bàn Thành phố một số “lá phổi xanh” đã thực sự hồi sinh, trở thành nơi vui chơi, thư giãn của người dân.
    Nỗ lực kiểm soát ô nhiễm hồ
    Hồ Ba Mẫu thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội, nằm đối diện qua đường Lê Duẩn với hồ Bảy Mẫu. Hồ nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội. Từ những năm 2008, hồ Ba Mẫu bị ô nhiễm trầm trọng. Rất nhiều kỳ tiếp xúc với cử tri phường, quận và Thành phố, thậm chí là cả Đại biểu Quốc hội nhưng vấn đề ô nhiễm tại đây vẫn chưa được giải quyết. Đến giữa năm 2016, Ba Mẫu là một trong 3 hồ tại Hà Nội được thành phố thử nghiệm Redoxy-3C. Sau một tháng triển khai, tổ công tác nhận thấy nước hồ không còn mùi hôi khó chịu, ô nhiễm hữu cơ được ngăn chặn, công nghệ xử lý cơ bản không ảnh hưởng đến tảo, động vật phù du nên đưa quy trình vào hoạt động.
    Nhiều lá phổi xanh của Hà Nội đã được hồi sinh. Ảnh: CTV
     
    “Qua thời gian xử lý, đến nay đã được hơn 3 năm, đem lại kết quả rất tích cực, môi trường hồ đã được cải thiện, hệ sinh thái trong lòng hồ đã được hồi sinh. Cá vàng dân cư chúng tôi phóng sinh vào các dịp lễ, Tết bơi lội từng đàn. Nước hồ đã trong xanh trở lại, không còn mùi hôi thối, cảnh quan hồ ngày càng xanh đẹp hơn” – Ông Bùi Công Nam khu dân cư số 5, phường Phương Liên ghi rõ trong bức thư cám ơn gửi UBND thành phố Hà Nội.
    Cũng giống như hồ Ba Mẫu, sau một thời gian dài “ngủ yên” trong ô nhiễm, hồ Ngọc Khánh cũng đã được hồi sinh. Có mặt tại hồ Ngọc Khánh (quận Ba Đình) vào một chiều tháng 10, giữa những cơn gió xe lạnh đã không còn cảnh người dân vừa bịt khẩu trang vừa vội vã qua lại. Chỉ xuống mặt hồ trong xanh, anh Nguyễn Hoàng Linh, phường Ngọc Khánh cho biết: Trước đây, hồ Ngọc Khánh không khác gì hồ chết, đầy bèo, rác, bùn và mùi hôi thối. Tuy nhiên, những năm qua nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong xử lý ô nhiễm nguồn nước của Thành phố, hồ Ngọc Khánh đã xanh trong trở lại. Nhờ vậy, hồ Ngọc Khánh giờ đây thành điểm sinh hoạt chung của người dân trong khu vực.
    Đây chỉ là hai ví dụ điển hình về sự hồi sinh kỳ diệu của một số hồ trên địa bàn Thủ đô. Nói kỳ diệu, vì trước đó, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu và cộng đồng môi trường (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho thấy, năm 2015 chỉ có 2% trong số gần 200 sông, hồ được lấy mẫu tại Hà Nội đạt yêu cầu về chất lượng nước theo Quy chuẩn Việt Nam. Nghĩa là phần lớn hồ tại Hà Nội bị ô nhiễm, trong đó có những hồ nước bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân khu vực.
    Là một trong những nhà khoa học đồng hành cùng chương trình thử nghiệm xử lý ô nhiễm hồ của Hà Nội, giáo sư Mai Đình Yên, Phó Chủ tịch Hội Sinh thái học Việt Nam, chuyên gia về môi trường nước đánh giá: “Redoxy-3C là chế phẩm tốt nhất trong các loại hóa chất mà Hà Nội từng dùng để xử lý ô nhiễm hồ. Chế phẩm này đã phát huy hiệu quả khi áp dụng tại các hồ bị ô nhiễm. Môi trường nước trong sạch hơn, các chỉ số ôxy hòa tan đạt ngưỡng cho phép, giúp hệ sinh thái, thủy sinh phát triển tốt”.
    Báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy, đến nay, thành phố đã thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường nước tại 90/125 hồ nội thành và tiếp tục thực hiện cải tạo hạ tầng và cải thiện môi trường nước các hồ khác trên địa bàn, lắp đặt máy sục khí trên 52 hồ, bè thủy sinh tại 63 hồ để hỗ trợ công tác duy trì chất lượng nước trên các hồ. Thực hiện nạo vét bùn đáy để cải tạo môi trường nước hồ đối với 02 hồ: Hồ Hoàn Kiếm và hồ Đền Lừ.
    Tìm thêm những giải pháp căn cơ
    Hiện nay, dân số của Hà Nội đã vượt ngưỡng 8 triệu người và dự báo sẽ tăng lên 10,0 triệu người vào năm 2050. Hiện, nhu cầu sử dụng nước của cả thành phố là 1,6 triệu m3/ngày, năm 2050 là gần 3,1 m3/ngày. Như vậy lượng nước thải của thành phố Hà Nội cũng sẽ tăng lên rất nhiều, tuy nhiên, công tác thu gom xử lý ô nhiễm nước thải vẫn còn là dấu hỏi. Ô nhiễm môi trường, tốc độ đô thị hóa nhanh đã gây sức ép lớn lên hệ thống các dòng sông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
    Để làm sạch sông Tô Lịch, Hà Nội cũng đang thí điểm nhiều công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Đến nay, các công nghệ này đều có kết quả tích cực, nước sông giảm mùi hôi thối, và lượng ô xy trong nước cũng cao hơn, tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng thí điểm này vẫn chưa căn cơ vì nó không xử lý tận gốc của vấn đề mà chỉ là biến dòng sông thành một nhà máy xử lý nước thải. Còn ý kiến bổ cập nước hồ Tây làm “hồi sinh” dòng sông Tô Lịch cũng bị phản bác bởi việc bổ cập nguồn nước chỉ có ý nghĩa giải quyết mức độ ô nhiễm ở khu vực Hà Nội, nhưng khu vực hạ du sẽ phải hứng chịu…
    Để khôi phục lại các dòng sông của Thủ đô, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực cho rằng, đối với các dòng sông trong khu vực nội đô, vấn đề quan trọng nhất của các con sông không có nguồn cấp nước, nhiều đoạn đã bị lấp. Ví dụ sông Kim Ngưu đầu nguồn bắt đầu tư khu vực Hồ Tây nhưng hiện nay đã bị lấp; khu vực đầu đường Trần Khát Chân dấu tích còn lại là một cống nước thải; hay sông Tô Lịch cũng không có nguồn nước để thau rửa. Đặc biệt, các dòng sông còn là nơi chứa nước thải sinh hoạt của người dân. Do đó, để bảo đảm tính bền vững, giải pháp quan trọng là thu gom nước thải đưa vào hệ thống xử lý bảo đảm tiêu chuẩn sau đó mới xả xuống dòng sông.
    Vẫn biết việc “hồi sinh” dòng sông vẫn còn là chặng đường dài. Tuy nhiên, tin tưởng rằng với sự quyết tâm Thành phố cùng với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật trong thời gian không xa, những dòng sông, những ao, hồ của Thủ đô sẽ lại được hồi sinh.
    Để khôi phục lại các dòng sông của Thủ đô, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực cho rằng, đối với các dòng sông trong khu vực nội đô, vấn đề quan trọng nhất của các con sông không có nguồn cấp nước, nhiều đoạn đã bị lấp. Ví dụ sông Kim Ngưu đầu nguồn bắt đầu tư khu vực Hồ Tây nhưng hiện nay đã bị lấp; khu vực đầu đường Trần Khát Chân dấu tích còn lại là một cống nước thải; hay sông Tô Lịch cũng không có nguồn nước để thau rửa. Đặc biệt, các dòng sông còn là nơi chứa nước thải sinh hoạt của người dân. Do đó, để bảo đảm tính bền vững, giải pháp quan trọng là thu gom nước thải đưa vào hệ thống xử lý bảo đảm tiêu chuẩn sau đó mới xả xuống dòng sông. Vẫn biết việc “hồi sinh” dòng sông vẫn còn là chặng đường dài. Tuy nhiên, tin tưởng rằng với sự quyết tâm Thành phố cùng với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật trong thời gian không xa, những dòng sông, những ao, hồ của Thủ đô sẽ lại được hồi sinh.
  • Doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

    Doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

    Khuyến khích và thúc đẩy doanh nghiệp (DN) trong nước sản xuất kinh doanh đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế là một phần trong chiến lược nâng cao năng lực cho DN Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.   

    Đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy phần lớn DN đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) liên kết với nhà cung cấp nước ngoài, còn đa phần DN tư nhân Việt Nam chỉ có 15% bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho đối tác nước ngoài tại Việt Nam.

    Nhiều DN sản xuất hướng tới tiêu chuẩn sản xuất xanh như tiết kiệm nước, xử lý nước thải đúng quy chuẩn trong quá trình sản xuất

    Thực tế cho thấy chuỗi cung ứng toàn cầu đang đặt ra hàng loạt thách thức cho DN gồm: nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, rào cản thương mại, phòng vệ thương mại… Vì thế vấn đề khuyến khích và thúc đẩy DN trong nước sản xuất kinh doanh đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế là một phần trong chiến lược nâng cao năng lực cho DN Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.Bên cạnh đó, có 8,4% xuất khẩu sản phẩm trực tiếp và 7,4% xuất khẩu gián tiếp thông qua bán hàng cho DN mua hàng bên thứ 3. Nguyên nhân của tỉnh trạng này là DN Việt Nam còn áp dụng kỹ thuật lạc hậu nên năng suất thấp, thiếu kinh nghiệm làm việc với DN FDI. Đồng thời, DN Việt Nam chưa chủ động hoặc không đủ điều kiện tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nên còn quan ngại việc tham gia mạnh dạn vào thị trường thương mại tự do, cũng như khai thác được lợi ích của những Hiệp định thương mại tự do mang lại.

    Theo đánh giá của Phòng Thương mại Châu Âu (Eurocham) tại Việt Nam hệ thống DN châu Âu ở Việt Nam rất coi trọng việc phát triển bền vững, trong đó có các yếu tố liên quan đến công tác bảo vệ môi trường như sử dụng năng lượng hiệu quả, năng lượng xanh, tái chế rác thải nhựa, tái sử dụng nguồn nước... Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, thực hiện các mục tiêu vì con người. Vì vậy, ngoài yếu tố về chất lượng, giá cả thì những yếu tố này cũng được các DN châu Âu đặc biệt quan tâm đặc biệt trong bối cảnh cảnh hiện nay khi EVFTA có hiệu lực thi hành.

    Kết quả khảo sát của Tổ chức Tài chính quốc tế (Thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới) công bố mới đây cho thấy có đến 60% DN trong hệ thống của IFC trả lời rằng, các DN chỉ muốn mua hàng của đối tác khi đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng, giá cả, bình đẳng giới trong lao động và các yếu tố về sản xuất xanh hướng đến nền kinh tế toàn hoàn. Đối với những dự án sản xuất bền vững, sử dụng năng lượng xanh, tái chế rác thải nhựa, IFC sẽ có những hỗ trợ ưu đãi về mặt tài chính.

    Theo ông Christian Ewert - Chủ tịch Amfori (Hiệp hội Thương mại nước ngoài) đánh giá trong sự trỗi dậy của châu Á, sản phẩm xuất khẩu được tìm kiếm tại Việt Nam là dệt may, da giày, hàng tiêu dùng nhanh... Vì vậy muốn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trở thành nhà cung cấp cho thị trường thương mại tự do, DN phải ưu tiên yếu tố phát triển bền vững trong nguồn cung hàng hóa, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, rào cản thương mại, phòng vệ thương mại… Riêng đối với vấn đề phát triển bền vững đang thúc đẩy DN hình thành chuỗi cung sản phẩm, dịch vụ xanh và chuyển đổi thói quen tiêu dùng.

    Bên cạnh đó, các quốc gia không thể thúc đẩy phát triển bền vững một cách độc lập, mà cần liên kết và hỗ trợ lẫn nhau như về cơ chế chính sách, kêu gọi hài hòa thống nhất tiêu chuẩn trên toàn cầu. Để hỗ trợ từng quốc gia, DN địa phương, cần sự vào cuộc của nhiều tổ chức toàn cầu trong đào tạo, chuyển giao công nghệ, tư vấn… Từ đó, mỗi quốc gia và DN xây dựng được năng lực cạnh tranh trên thị trường thương mại tự do, tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy ngành công nghiệp xanh, các tiêu chuẩn kinh doanh có trách nhiệm của DN.

    Đánh giá của IFC cho thấy so với trước đây thì hiện tại DN Việt Nam đã nỗ lực đạt được những yêu cầu nhất định về phát triển bền vững. Đơn cử, nếu trước đây những DN da giày Việt Nam hiện nay họ đã hướng đến những tiêu chuẩn quốc tế về môi trường, sủ dụng lao động. Hay về vấn đề sử dụng năng lượng, DN Việt Nam ở nhiều lĩnh vực đã áp dụng năng lượng mặt thời, tiết kiệm nước, tái sử dụng nước thải… trong quá trình sản xuất.

  • Xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm nước thải

    Xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm nước thải
    Mỗi ngày, các doanh nghiệp, hộ dân sinh sống trên địa bàn TP Hà Nội thải ra khoảng 900 nghìn mét khối nước thải sinh hoạt, trong đó chỉ có khoảng 23% được đưa vào xử lý tại các nhà máy xử lý nước thải, còn lại xả trực tiếp ra các kênh mương, hồ ao, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
    Trong đó, riêng sông Tô Lịch trung bình mỗi ngày phải tiếp nhận khoảng 150 nghìn mét khối nước thải sinh hoạt, tương đương một phần sáu tổng lượng nước thải của thành phố và hàng nghìn mét khối nước thải công nghiệp, nước thải từ các làng nghề,… chưa qua xử lý, khiến cho dòng sông ngày càng ô nhiễm. Nước sông chứa nhiều loại vi-rút, vi khuẩn nguy hại, cộng với bùn thải đặc quánh, tạo nên mùi hôi thối nồng nặc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, sức khỏe của người dân sinh sống khu vực chung quanh.
    Ðể giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, giúp sông Tô Lịch hồi sinh, UBND thành phố Hà Nội và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA Việt Nam) đã triển khai dự án xây dựng Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, bao gồm xây dựng một nhà máy xử lý nước thải công suất 270 nghìn mét khối/ngày đêm trên địa bàn huyện Thanh Trì và hệ thống cống thu gom, đấu nối đường kính từ 400 mm đến 2.400 mm, dài khoảng 52,6 km dọc bờ sông Tô Lịch, sông Lừ và một phần khu vực quận Hà Ðông. Tổng mức đầu tư dự án hơn 16 nghìn tỷ đồng. Thời gian hoàn thành dự án ban đầu dự kiến vào năm 2022, nhưng dự án đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuẩn bị đầu tư.

    Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá đang xây dựng
    UBND thành phố Hà Nội cùng với JICA đã chỉ đạo chủ đầu tư vượt qua khó khăn, vướng mắc để thực hiện dự án. Ðến nay, gói thầu số 1 xây dựng nhà máy đã được khởi công và đang thực hiện đúng tiến độ; gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính dự kiến khởi công cuối quý I năm nay; gói thầu số 3 xây dựng hệ thống cống bao sông Lừ đang trong quá trình chuẩn bị thi công; gói thầu số 4 xây dựng hệ thống cống cho một phần khu vực quận Hà Ðông đã khởi công đầu tháng 12-2019. Tuy nhiên, thời gian không còn nhiều, trong khi mặt bằng thi công dự án trải dài ở nhiều quận, huyện và thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường có khả năng ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
    Ðể dự án đạt tiến độ đề ra, UBND thành phố cần chỉ đạo Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường TP Hà Nội tăng cường kết nối, phối hợp nhịp nhàng giữa các nhà thầu để triển khai thi công đồng bộ các hạng mục, tránh tình trạng chồng chéo công việc, các hạng mục phải chờ đợi nhau, làm chậm tiến độ của cả dự án. Ðôn đốc các nhà thầu tăng cường phương tiện máy móc, nhân lực và có phương án thi công phù hợp để triển khai thi công các hạng mục nhanh chóng, bảo đảm chất lượng, nhất là phần thi công tuyến cống thu gom nước thải. Ðồng thời, các sở: Xây dựng, Giao thông vận tải cần có phương án chỉnh trang, cải tạo đường dạo ven sông ngay sau khi đưa dự án vào hoạt động để tạo cảnh quan môi trường đô thị, vừa để nâng cao hiệu quả dự án.
     
  • Cần cơ chế cho thu hút tư nhân đầu tư xử lý nước thải đô thị

    Cần cơ chế cho thu hút tư nhân đầu tư xử lý nước thải đô thị
    Việc thiếu hụt hạ tầng, kỹ thuật xử lý nước thải đang khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Trong khi đó doanh nghiệp không mặn mà với các dự án xử lý nước thải do khả năng thu hồi chi phí đầu tư xây dựng thấp.
    Tỷ lệ nước thải thu gom mới chỉ 13%
    Chất lượng nước ở Việt Nam suy thoái một cách đáng lo ngại. Trong những năm qua, lượng nước bình quân đầu người ở nước ta giảm khá nhanh. Từ 12.800 m3/người (năm 1990) xuống còn 9.000 m3/người (năm 2015), dự báo giảm xuống còn 8.300 m3/người vào năm 2025. Nếu tính riêng lượng nước nội sinh trong lãnh thổ Việt Nam, lượng nước bình quân chỉ còn 3.000 m3/người vào năm 2025.
    Một trong những nguyên nhân gây nên vấn đề này là do quá trình công nghiệp hóađô thị hóa. Tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng chưa có sự đầu tư bài bản vào hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị nói chung và hệ thống cấp thoát nước đô thị nói riêng dẫn tới tình trạng nước thải đô thị chưa qua xử lý được xả thẳng ra môi trường, đe dọa đến môi sinh và trở thành thách thức lớn cho các đô thị ở Việt Nam.
    Tại Hà Nội, báo cáo của UBND TP cho biết, hiện thành phố đã có 6 nhà máy xử lý nước thải đưa vào hoạt động ( gồm Kim Liên - 3.700 m3/ngày đêm, Trúc Bạch - 2.300 m3/ngày đêm, Bảy Mẫu - 13.300 m3/ngày đêm, Yên Sở - 200.000 m3/ngày đêm, Bắc Thăng Long – Vân Trì - 42.000 m3/ngày đêm và Hồ Tây - 15.000 m3/ ngày đêm). Các nhà máy xử lý nước thải này chỉ xử lý được 22% số lượng nước thải ra hằng ngày, còn tới 78% vẫn đang được xả thẳng ra môi trường.
    Tại TPHCM, ước tính lượng nước thải từ sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 1.579.000 m3/ngày đêm. Nhưng công suất xử lý nước hiện nay của TP chỉ khoảng 302.000 m3/ngày đêm. Nếu tính lượng nước thải được xử lý cục bộ tại khu dân cư mới, chung cư, công nghiệp, thương mại - dịch vụ (không bao gồm nước thải từ khu công nghiệp) thì tổng lượng nước thải thu gom xử lý của toàn thành phố là 370.624 m3/ngày đêm (đạt tỷ lệ 21,2%).
    Việc thiếu hụt hạ tầng kỹ thuật xử lý nước thải, nhiều hệ thống xử lý công nghệ chưa phù hợp đang khiến tình trạng ô nhiễm do nước thải ngày càng gia tăng. Điển hình là dòng chảy qua các thành phố lớn bị ô nhiễm nặng, tình trạng xâm nhập mặn diễn ra ngày càng gay gắt cả trên sông Mê Kông và sông Hồng.
    Thống kê của Bộ Xây dựng cho biết, cả nước hiện có 43 nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung đi vào vận hành với tổng công suất thiết kế trên 926.000 m3/ngày đêm. Tuy nhiên tỷ lệ nước thải được thu gom và xử lý chỉ đạt khoảng 13%.
    Hiện các địa phương, đặc biệt là các đô thị lớn đã và đang quy hoạch và triển khai xây dựng các nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung. Dự kiến từ nay đến năm 2030 sẽ có khoảng 51 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tại các đô thị từ loại 3 trở lên sẽ được xây dựng, với công suất hơn 4 triệu m3/ngày đêm.
    Doanh nghiệp ngại
    Mặc dù chương trình cải cách toàn diện về xử lý nước thải đã được thông qua năm 2007 bằng Nghị định 88/2007, tuy nhiêm ô nhiễm vẫn có xu hướng gia tăng.
    Số liệu từ ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) cho biết, mặc dù 60% hộ gia đình Việt Nam đấu nối xả nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng nhưng hầu hết nước thải được xả thẳng ra hệ thống tiêu thoát nước bề mặt và chỉ có 10% lượng nước thải được xử lý và chỉ 4% lượng phân bùn được xử lý.
    Ông Cao Lại Quang, Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam, đánh giá hệ thống thoát nước, xử lý nước thải tại nước ta hiện thiếu đồng bộ, chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa. Tỷ lệ nước thải được xử lý còn thấp, phần lớn lượng nước thải chưa qua xử lý đang thải trực tiếp ra môi trường hoặc qua xử lý nhưng không đạt yêu cầu, khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.
    Trong khi đó, việc tái sử dụng nước thải đô thị có khả năng làm giảm áp lực về tài nguyên nước của TPHCM về mức “căng thẳng thấp” vào năm 2030. Đây là việc có giá trị, nhưng vấn đề đặt ra làm thế nào để hiện thực hóa và cần sửa đổi quy định như thế nào. Tương tự, xử lý nước thải từ các cụm công nghiệp dọc sông Nhuệ- Đáy gần Hà Nội có thể cải thiện đáng kể chất lượng nước mặt, nhưng một lần nữa các lợi ích cần phải được chi trả.
    Theo dự báo của Bộ Xây dựng, thị trường xử lý nước thải tại của Việt Nam tới năm 2025 sẽ cần khoảng 10 tỷ USD, gồm 3,3 tỷ USD để cải thiện hệ thống xử lý nước hiện hữu và 6,9 tỷ USD để đầu tư thêm các nhà máy mới.
    Rõ ràng đây là một thị trường đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân có đủ tiềm lực. Tuy nhiên, thực tế hiện nay hầu hết các dự án xử lý nước thải sinh hoạt đang do các cơ quan nhà nước đầu tư xây lắp và vận hành. Điều này khó tránh khỏi các nhà máy này bị hạn chế tự chủ trong hoạt động quản lý vận hành và phát triển hệ thống.
    Nguyên nhân giới đầu tư tư nhân chưa mặn mà mới thị trường xử lý nước thải, theo ông Nguyễn Công Thành - cố vấn kỹ thuật của Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ), là do khả năng thu hồi chi phí đầu tư xây dựng thấp do đơn giá nước sạch và xử lý nước thải còn quá thấp. Trong khi đó, chi phí vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải yêu cầu kinh phí cao và liên tục. Do đó, cần có những chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, về đất, bù giá về vốn đầu tư cho các dự án.
     
  • Kinh doanh dịch vụ khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước

    Kinh doanh dịch vụ khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
    Nội dung dưới đây so sánh điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trước và sau khi bãi bỏ, đơn giản hóa.
    Điều kiện đầu tư kinh doanh trước khi đơn giản hóa
    Điều kiện cấp Giấy phép tài nguyên nước
    Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
    1. Đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Nghị định 201/2013/NĐ-CP.
    2. Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.
    Phương án, biện pháp xử lý nước thải thể hiện trong đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước phải bảo đảm nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước.
    3. Đối với trường hợp xả nước thải vào nguồn nước, ngoài điều kiện quy định Điểm 1 và Điểm 2 nêu trên, còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
    a) Có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân khác đủ năng lực thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thảiquan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp đã có công trình xả nước thải;
    b) Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp chưa có công trình xả nước thải;
    c) Đối với trường hợp xả nước thải quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP, còn phải có phương án, phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và thực hiện việc giám sát hoạt động xả nước thải theo quy định.
    4. Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước dưới đất với quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên, ngoài điều kiện quy định tại các Điểm 1 và 2 nêu trên, còn phải có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước theo quy định; trường hợp chưa có công trình thì phải có phương án bố trí thiết bị, nhân lực thực hiện việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước.
    5. Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước mặt có xây dựng hồ, đập trên sông, suối phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 53 của Luật tài nguyên nước, điều kiện quy định tại Điểm 1 và Điểm 2 nêu trên và các điều kiện sau đây:
    a) Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước; phương án quan trắc khí tượng, thủy văn, tổ chức dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp chưa có công trình;
    b) Có quy trình vận hành hồ chứa; có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực để thực hiện việc vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước, quan trắc khí tượng, thủy văn và dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp đã có công trình.

    Điều kiện đầu tư kinh doanh sau khi đơn giản hóa
    Điều kiện cấp Giấy phép tài nguyên nước
    Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
    1. Đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Nghị định 201/2013/NĐ-CP.
    2. Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Chính phủ; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.
    Phương án, biện pháp xử lý nước thải thể hiện trong đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước phải bảo đảm nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước.
    3. Đối với trường hợp xả nước thải vào nguồn nước, ngoài điều kiện quy định Điểm 1 và Điểm 2 nêu trên, còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
    a) Có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân khác đủ năng lực thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thảiquan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp đã có công trình xả nước thải;
    b) Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp chưa có công trình xả nước thải;
    c) Đối với trường hợp xả nước thải quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP, còn phải có phương án, phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và thực hiện việc giám sát hoạt động xả nước thải theo quy định.
    4. Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước dưới đất với quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên, ngoài điều kiện quy định tại các Điểm 1 và 2 nêu trên, còn phải có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước theo quy định; trường hợp chưa có công trình thì phải có phương án bố trí thiết bị, nhân lực thực hiện việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước.
    5. Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước mặt có xây dựng hồ, đập trên sông, suối phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 53 của Luật tài nguyên nước, điều kiện quy định tại Điểm 1 và Điểm 2 nêu trên và các điều kiện sau đây:
    a) Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước; phương án quan trắc khí tượng, thủy văn, tổ chức dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp chưa có công trình;
    b) Có quy trình vận hành hồ chứa; có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực để thực hiện việc vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước, quan trắc khí tượng, thủy văn và dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp đã có công trình.

    Văn bản quy định điều kiện đầu tư kinh doanh sau khi đơn giản hóa
    - Điều 15, Điều 20 Nghị định số 201/2012/NĐ-CP;
    - Các Điều 5, 8, 9 Nghị định số 60/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi tại khoản 2, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 7 Nghị định số 136/2018/NĐ-CP;
    - Điều 9 Nghị định số 136/2018/NĐ-CP.
     
  • Tích cực triển khai các dự án về môi trường

    Tích cực triển khai các dự án về môi trường
    Ông Nguyễn Đắc Tài - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa trả lời phỏng vấn Báo Khánh Hòa về việc triển khai các dự án về môi trường do Ngân hàng Thế giới tài trợ trên địa bàn TP. Nha Trang.
    - Thưa ông, dự án Vệ sinh môi trường các thành phố duyên hải - Tiểu dự án TP. Nha Trang sau khi hoàn thành đã có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh?
     
    - Dự án Vệ sinh môi trường các thành phố duyên hải - Tiểu dự án TP. Nha Trang do Ngân hàng Thế giới tài trợ được thực hiện từ năm 2007 đến năm 2014 đã góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho TP. Nha Trang, có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
    Cụ thể: Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu về thoát nước, xử lý nước thải, rác thải được hoàn thiện, đóng góp vào quá trình đô thị hóa, làm động lực cho sự phát triển các khu đô thị mới phía tây Nha Trang. Tính bền vững của dự án thể hiện qua việc thu phí thoát nướcvệ sinh môi trường từ người dân và doanh nghiệp cơ bản đủ đáp ứng cho chi phí bảo dưỡng vận hành hệ thống, không tạo gánh nặng lên ngân sách chung của tỉnh. Việc thu gom và xử lý nước thải, bể phốt tập trung của dự án đã tạo điều kiện cho hàng ngàn cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình được hưởng lợi, giảm chi phí đầu tư, gián tiếp giảm chi phí cho toàn xã hội liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường. Khi hạ tầng đô thị được đảm bảo, môi trường được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đó cũng là xu hướng phát triển của các đô thị trên toàn thế giới hiện nay. Qua triển khai thực hiện thành công dự án đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân và du khách về bảo vệ môi trường; đóng góp cho sự phát triển du lịch của thành phố. Doanh thu du lịch qua các năm từ năm 2015 đến nay đều tăng từ 7 đến 24% mỗi năm. Lượt khách du lịch đến Khánh Hòa luôn tăng từ 10 đến 30% mỗi năm, trong đó khách quốc tế tăng hơn 30%...
    - Sau khi dự án Vệ sinh môi trường các thành phố duyên hải kết thúc, tỉnh tiếp tục triển khai dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án TP. Nha Trang. Xin ông thông tin về dự án và tình hình triển khai dự án này?
    - Hiện nay, UBND tỉnh đang triển khai dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án TP. Nha Trang. Dự án được giao cho Ban Quản lý dự án phát triển tỉnh làm chủ đầu tư, thực hiện trong giai đoạn 2018 - 2022. Đây cũng là dự án ODA với nguồn tín dụng từ Ngân hàng Thế giới, là dự án tiếp nối của dự án Vệ sinh môi trường các thành phố duyên hải trước đây với mục tiêu cụ thể: nâng cao công suất hoạt động Nhà máy xử lý nước thải phía nam đã xây dựng; giải quyết tình trạng ngập lụt và ô nhiễm môi trường khu vực phía bắc thành phố; cải thiện vệ sinh môi trường, tăng cường khả năng thoát lũ, chống sạt lở và nâng cấp hạ tầng giao thông hai bên bờ sông Cái; hỗ trợ thực hiện dự án và cải cách thể chế đối với lĩnh vực thoát nước, vệ sinh môi trường nhằm mang lại hiệu quả trong vận hành và phát huy tính bền vững của dự án.
    Công nghệ mương ô xy hóa tại Nhà máy xử lý nước thải phía Nam
    Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án phát triển tỉnh, đến nay, các gói thầu tư vấn triển khai đúng tiến độ theo hợp đồng. Các gói thầu xây lắp hầu hết đều đang được nhà thầu triển khai thi công và đã có khối lượng. Cụ thể, gói thầu xây dựng tuyến cống cấp 3 và thay thế hố ga ngăn mùi nhà thầu đã thi công được 3.400/64.000m cống, đạt khoảng 5,3% khối lượng. Gói thầu xây dựng các tuyến cống thoát nước mưa đã thi công được 282/2.816m cống hộp, đạt khoảng 10% khối lượng. Gói thầu xây dựng trạm bơm, giếng tách và mạng lưới nước thải cấp 1 và 2, 3 đã thi công được 1.000/8.438m cống, đạt khoảng 12% khối lượng. Gói thầu xây dựng nhà vệ sinh trường học đã thi công xong phần xây dựng và đang tiến hành thực hiện công tác hoàn thiện, đạt khoảng 60% khối lượng. Gói thầu xây dựng tuyến cống cấp 3 và thay thế hố ga ngăn mùi bổ sung, hiện tại đang gấp rút làm thủ tục khởi công theo quy định của hợp đồng, triển khai thi công từ ngày 28-2-2020.
    - Xin cảm ơn ông!
     
  • Quản lý chặt môi trường công nghiệp

    Quản lý chặt môi trường công nghiệp
    Thời gian qua, việc xử lý môi trường trong các cụm công nghiệp (CCN), khu công nghiệp (KCN) được UBND tỉnh Khánh Hòa đặc biệt quan tâm. Tất cả các dự án hạ tầng CN đều phải có
    hệ thống xử lý nước thải mới được bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư thứ cấp.
    Bắt buộc phải có trạm xử lý nước thải   
    Theo lãnh đạo Sở Công Thương, đến nay, toàn tỉnh đã thành lập và quyết định chủ trương đầu tư cho 7 CCN và 2 KCN. Ngoài KCN Ninh Thủy (thị xã Ninh Hòa), CCN Sông Cầu (huyện Khánh Vĩnh) và CCN Diên Thọ (huyện Diên Khánh) đang triển khai, các CCN, KCN còn lại đều được đầu tư hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh. Tại các dự án này, vấn đề môi trường được lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm. Trong quy hoạch, cơ quan chức năng đã chủ động bố trí các nhà máy, xí nghiệp theo hướng ít ảnh hưởng đến môi trường của khu vực xung quanh. Các CCN, KCN mới hình thành phải ưu tiên cho những doanh nghiệp (DN) sản xuất ít gây ô nhiễm vào đầu tư. CN sạch là định hướng phát triển lâu dài trên địa bàn tỉnh.
    Lãnh đạo tỉnh kiểm tra hệ thống xử lý nước thải tại Cụm Công nghiệp Trảng É.
    Hiện nay, tất cả các dự án CN mới, xử lý nước thải luôn là hạng mục bắt buộc. Kể cả khi hạ tầng cơ sở của KCN, CCN đã hoàn thiện, nhưng nếu chưa có hệ thống xử lý nước thải thì vẫn không được phép bàn giao mặt bằng cho các nhà đầu tư thứ cấp. Tại 2 CCN Sông Cầu và Trảng É, dù phải một thời gian dài nữa mới có DN  đi vào hoạt động nhưng hiện nay trạm xử lý nước thải đã hoàn tất. Ông Phan Hoài Phương - Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Kinh doanh bất động sản Khatoco (chủ đầu tư CCN Trảng É) cho biết: “Khả năng nhanh nhất cũng hơn 1 năm nữa, CCN mới có DN chính thức hoạt động. Vậy nhưng, theo quy định, chủ đầu tư vẫn phải hoàn thành nhà máy xử lý nước thải trước khi bàn giao cho nhà đầu tư thứ cấp. Việc xây dựng như vậy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và khả năng hệ thống xử lý bị hư hỏng vì phải chờ vận hành là rất cao. Song, để đảm bảo cho môi trường, chúng tôi vẫn nghiêm túc thực hiện”.
    Giám sát chặt chẽ
    Thời gian qua, các ngành chức năng luôn chủ động kiểm tra, giám sát việc xử lý cũng như xả thải tại các KCN, CCN; tránh tình trạng xảy ra ô nhiễm, kịp thời chấn chỉnh nếu có trường hợp DN vi phạm. Hiện nay, toàn tỉnh có 2 trạm xử lý nước thải đang vận hành ở CCN Diên Phú và KCN Suối Dầu đều được giám sát rất chặt chẽ. Trạm xử lý nước thải tập trung của CCN Diên Phú có công suất thiết kế 1.500m3/ngày đêm. Mỗi ngày, trạm tiếp nhận xử lý lượng nước khoảng 200 - 250m3. Để giám sát quá trình xử lý nước thải, bộ phận quản lý CCN đã vận hành thiết bị đo lường theo những quy chuẩn nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh còn hợp đồng với Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng lấy mẫu nước thải 3 lần/năm để kiểm tra, phân tích và báo cáo cơ quan chức năng về công tác bảo vệ môi trường của CCN đối với nước thải sản xuất sau xử lý theo quy định. 
    Ở KCN Suối Dầu, công tác xả thải cũng như xử lý nước thải được đặc biệt quan tâm. Ông Trần Đình Tân - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần KCN Suối Dầu cho biết, sau khi KCN đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, vấn đề môi trường được kiểm soát rất tốt. Thông qua các thông số kỹ thuật có độ chính xác cao, các cán bộ điều hành hệ thống sẽ xử lý những tình huống ô nhiễm môi trường kịp thời. Đồng thời, qua hệ thống quan trắc, việc giám sát môi trường đối với các công ty cũng trở nên dễ dàng; những vi phạm trong lĩnh vực môi trường nếu có sẽ được phát hiện nhanh chóng. Hiện nay, tất cả các DN trong KCN đều đã đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý chung. Công suất của hệ thống xử lý nước thải KCN 2.500m3/ngày đêm.
    Ngoài ra, việc lắp đặt hệ thống quan trắc tự động cũng được đẩy mạnh. Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, trên địa bàn tỉnh có 8 đơn vị thuộc diện phải tiến hành lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động gồm: KCN Suối Dầu, KCN Ninh Thủy, CCN Diên Phú, Công ty Cổ phần Dệt may Nha Trang, Nhà máy đường Khánh Hòa, Nhà máy đường Ninh Hòa, Nhà máy xử lý nước thải Nha Trang, Nhà máy bia Sài Gòn - Khánh Hòa. Đến thời điểm này, các đơn vị đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc. Sau khi triển khai lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, Sở Tài nguyên - Môi trường không cần thành lập các đoàn kiểm tra theo định kỳ nhưng vẫn giám sát liên tục vấn đề môi trường ở các DN. 
    Ông Bùi Minh Sơn - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên - Môi trường cho biết: “Vấn đề môi trường tại các KCN, CCN được lãnh đạo tỉnh, ngành và các địa phương rất quan tâm. Các DN cũng ngày càng có ý thức và trách nhiệm hơn trong vấn đề này. Để nâng cao hiệu quả quản lý lĩnh vực môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh các hoạt động xả thải và xử lý nghiêm các đơn vị nếu phát hiện vi phạm. Bên cạnh đó, tập trung kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm, tăng cường quản lý rác thải CN, nguy hại; tham mưu các giải pháp phù hợp để cải thiện môi trường trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh”.
     
  • Hà Nội: Giám sát hoạt động xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp

    Hà Nội: Giám sát hoạt động xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp
    Ban Đô thị HĐND TP Hà Nội giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố vào cuối tháng 4/2020.
    HĐND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định thành lập Đoàn giám sát của Ban Đô thị HĐND thành phố giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội. Dự kiến, đợt giám sát sẽ được tiến hành trong thời gian cuối tháng 4/2020.
    Hà Nội sẽ giám sát hoạt động xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp
     
    Ngoài đánh giá kết quả việc thực hiện các quy định pháp luật, sự chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố trong hoạt động đầu tư hệ thống xử lý nước thảihoạt động xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội, Đoàn giám sát sẽ làm rõ những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện các nội dung kiến nghị tại Báo cáo số 99/BC-HĐND ngày 15/9/2017 về tình hình, kết quả việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung tại 19 cụm công nghiệp đang hoạt động nhưng chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung; kết quả việc nâng cấp, nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống xử lý nước thải tập trung của 11 cụm công nghiệp đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng chưa được đưa vào vận hành, đang vận hành thử hoặc không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả.
    Đặc biệt, Đoàn giám sát sẽ kiểm tra kết quả việc xây dựng giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn thành phố và việc sửa đổi, bổ sung quy định của thành phố về phân cấp thu phí bảo vệ môi trường, đảm bảo phù hợp quy định mới của pháp luật. Kết quả đánh giá, rà soát hiệu quả đầu tư, mô hình quản lý của các chủ đầu tư cụm công nghiệp là UBND cấp huyện, UBND cấp xã hiện hoạt động; kế hoạch, lộ trình chuyển đổi chủ đầu tư cụm công nghiệp cho các đơn vị có đủ năng lực.
     
  • TPHCM kiến nghị gom 3 nhà máy xử lý nước thải

    TPHCM kiến nghị gom 3 nhà máy xử lý nước thải
    UBND TPHCM vừa trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đồ án Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị trên địa bàn TP.
    Hồ xử lý của Nhà máy Xử lý nước thải sinh hoạt Bình Hưng Hòa. Ảnh: CAO THĂNG
    Theo đó, đồ án điều chỉnh quy hoạch tại các lưu vực Tây Sài Gòn, Tân Hóa - Lò Gốm và Bình Tân theo hướng gom 3 nhà máy xử lý nước thải về 1 nhà máy, đặt tại nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa (khu xử lý sinh học hiện hữu). Phạm vi khu vực nghiên cứu bao gồm 53 phường thuộc 9 quận huyện: 6, 8, 11, 12, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Chánh với diện tích 91,5km².
    Việc điều chỉnh này sẽ đem lại nhiều hiệu quả to lớn về kinh tế - xã hội cho TP nói chung cũng như khu vực dự án nói riêng. Cụ thể, nhà máy xử lý nước thải được xây dựng trên diện tích đất hiện có nên không phải bồi thường giải phóng mặt bằng, có thể triển khai xây dựng một cách nhanh chóng, kịp thời và hầu như không có tác động xấu ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Diện tích xây dựng nhà máy đảm bảo được khoảng cách ly theo quy định. Bên cạnh đó, việc tập trung nước thải về 1 nhà máy xử lý sẽ dễ dàng áp dụng các công nghệ hiện đại hơn về xử lý nước thải, xử lý mùi triệt để... và đảm bảo được hiệu quả về mặt kinh tế, kỹ thuật và môi trường.
    Theo tính toán sơ bộ, việc gom 3 nhà máy xử lý nước thải thành 1 nhà máy này sẽ giảm được diện tích đất sử dụng cho các lưu vực, bảo đảm an toàn hơn về vệ sinh môi trường và ổn định tâm lý cho người dân, tiết kiệm quỹ đất cho TP. Việc không xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại lưu vực Tây Sài Gòn (11ha) và lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm (77ha) theo quy hoạch hiện tại sẽ tiết kiệm được khoảng 88ha diện tích đất cho TP.
    Chi phí xây dựng và vận hành đối với 1 nhà máy xử lý sẽ thấp hơn việc xây dựng và vận hành 3 nhà máy xử lý nước thải ở 3 lưu vực. Việc quản lý và quan trắc chất lượng nước đầu ra cũng đơn giản hơn do chỉ phải kiểm soát 1 khu vực xả thải. Việc thu gom 3 nhà máy thành 1 nhà máy cũng sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy xử lý cho cả 3 lưu vực, thay vì phải thực hiện thêm các công tác kêu gọi đầu tư, lập nghiên cứu khả thi và các thủ tục về đầu tư xây dựng tại cả 3 lưu vực.
    Ngoài ra, việc xây dựng 1 nhà máy xử lý nước thải tại Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa hiện có sẽ góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm nước cho hệ thống kênh Nước Đen bằng cách xả một lượng lớn nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT vào kênh. Trong quá trình xây dựng và vận hành nhà máy xử lý sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người dân thông qua công tác đầu tư, xây dựng và vận hành.
     
  • Sơn La: 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để

    Sơn La: 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để
    Tới nay, 32/32 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Sơn La đã được xử lý triệt để, đạt 100%.

    Theo thông tin từ Sở TN&MT Sơn La, mục tiêu tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100% đã hoàn thành từ năm 2019. Cụ thể, toàn tỉnh có 32 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong các quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, 2 cơ sở đã giải thể, dừng hoạt động; 11 trung tâm giáo dục lao động cấp huyện đã thực hiện rà soát, đưa ra khỏi danh mục (hiện đã giải thể). Đã bàn hành quyết định chứng nhận với 14 cơ sở; còn 5 cơ sở đã hoàn thành xử lý ô nhiễm môi trường triệt để nhưng chưa được chứng nhận, gồm: Bệnh viện đa khoa các huyện Sông Mã, Yên Châu, Đa khoa Thảo nguyên, Bệnh viện Phong và Da liễu; Bãi rác bản Khoang, xã Chiềng Ngần, TP Sơn La.
    100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Sơn La đã được xử lý triệt để.
    Để duy trì tỷ lệ này, năm 2020, Sở TN&MT đã tập trung đôn đốc 5 cơ sở hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục để đề nghị chứng nhận cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành xử lý triệt để.
    Đồng thời, thường xuyên rà soát, tăng cường thanh, kiểm tra, yêu cầu các cơ sở đã hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để thực hiện nghiêm túc chế độ vận hành các công trình xử lý chất thải đã được đầu tư, đảm bảo xử lý nước thải, khí thải, bụi thảichất thải rắn được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
    Tăng cường kiểm tra, giám sát với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trong việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; xử lý chất thải phát sinh trong sản xuất, đảm bảo không phát sinh mới cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý.
    Cùng với đó, hiện nay, tỷ lệ chất thải rắn ở nông thôn được thu gom trên địa bàn tỉnh Sơn La đạt 66,5%. Dự kiến, đến hết năm 2020, phấn đấu chỉ tiêu này đạt 75%.
    Hiện nay, tỷ lệ chất thải rắn ở nông thôn được thu gom tại Sơn La đạt 66,5%.
    Để thực hiện đạt mục tiêu trên, Phòng Quản lý Môi trường đã tham mưu cho Sở TN&MT thường xuyên thực hiện lồng ghép các nội dung tuyên truyền về thực hiện chỉ tiêu chất thải rắn khu vực nông thôn vào các chương trình kế hoạch tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường và các nội dung thực hiện nông thôn mới của Sở; đôn đốc UBND các huyện, thành phố tiếp tục tuyên truyền các nội dung hướng dẫn của Sở theo cuốn sổ tay Hướng dẫn phân loại thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn.
    Triển khai thực hiện các hướng dẫn của UBND tỉnh, Sở TN&MT liên quan đến thu gom và xử lý chất thải rắn khu vực nông thôn như: Quyết định 1932/QĐ-UBND ngày 7/8/2018 về ban hành hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh; Hướng dẫn 90/HD-STNMT ngày 11/4/2018 của Sở TN&MT về thực hiện một số tiêu chí về môi trường trong xây dựng NTM; Hướng dẫn 252/HD-STNMT ngày 14/9/2019 về kỹ thuật xây dựng hố rác di động…
     

Sản phẩm


  • Hệ thống xử lý nước thải

    Nước thải sinh hoạt là loại nước thải phát sinh từ các khu nhà bếp, khu nhà ăn, tắm giặt, vệ sinh… các nguồn nước thải này tập trung nhiều ở các khu căn hộ, cơ quan, khu chung cư, trường học, bệnh viện, các công trình công cộng... Chính vì vậy việc xây dựng một hệ thống XLNT và nghiêm cứu các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt cho phù hợp với đặc tính của từng khu dân cư là điều hết sức cần thiết.

    Từ đặc điểm của từng khu dân cư và thành phần của nước thải, chúng ta có các phương pháp xử lý cơ bản như sau:
    Phương pháp xử lý cơ học:
    Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học là phương pháp xử lý nhằm loại bỏ các loại tạp chất không hòa tan trong nước thải và thường được xử lý bằng các loại song chắn rác, các bể lọc, bể lắng các loại. Song chắn rác sẽ có nhiệm vụ giữ lại các loại rác hữu cơ không tan và có kích thước lớn nhằm hạn chế việc tắc đường ống dẫn nước thải. Bể lắng cát là nơi làm nhiệm vụ loại bỏ các chất vô cơ trong hệ thống XLNT. ở đây chất vô cơ chủ yếu là cát.
    Phương pháp xử lý sinh học:
    Đây là phương pháp xử lý dựa vào khả năng ô xy hóa các liên kết hữu cơ dạng không tan và hòa tan của các loại vi sinh vật. Để thuận tiện trong công tác xử lý nước thải, chúng ta thường xây dựng các công trình xử ý sinh học trong điều kiện nhân tạo. các công trình này bao gồm Bể lọc sinh học các loại, bùn hoạt tính, Hồ sinh học thổi khí, mương oxy hóa.

    SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
    THUYẾT MINH:  QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

    Các quy trình xử lý chính trong Trạm 
    xu ly nuoc thai bao gồm các bước sau đây:
    1.      Bước 1: Điều hoà lưu lượng và ổn định nồng độ pH ở giá trị thích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý vi sinh tiếp theo.
    2.      Bước 2:  Xử lý BOD, COD bằng phương pháp oxy hoá sinh học, các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải làm nguồn thức ăn (đồng thời với quá trình tiêu thụ oxy không khí và nito, photpho).
    3.      Bước 3: Loại bỏ các chất lơ lửng, các chất ô nhiễm còn lại trong nước thải bằng biện pháp cơ học. 
    4.      Bước 4: Tiêu diệt các vi khuẩn có hại bằng phương pháp khử trùng, điều chỉnh pH

    Công nghệ xử lý áp dụng trong hệ thống:
    Xử lý sinh học: là sự kết hợp của 2 quá trình cơ bản:
    + Xử lý thiếu khí: nồng độ ô xy gần như bằng 0 như yếm khí nhưng có mặt NO3-
         HC + NO3+ vi khuẩn dị dưỡng → CO2 + N2 + H2O + sinh khối mới
    + Xử lý hiếu khí:
          HC (chất hữu cơ) + O2 + vi khuẩn dị dưỡng hiếu khí → CO+ H2O + sinh khối mới
         Như vậy trong quá trình này, hệ vi sinh xử lý được các chất hữu cơ. Nếu phản ứng kéo dài ở điều kiện hiếu khí, khi HC còn rất ít ta sẽ thực hiện được quá trình nitrat hóa:
         NH3 + O2 + vi khuẩn tự dưỡng hiếu khí → NO3- + H2O + sinh khối mới
         Trong quá trình này, hệ vi sinh xử lý được các hợp chất hữu cơ chứa N và NH3, biến N thành NO3-
    Việc đưa thêm giá thể vi sinh nhằm phát huy cao nhất khả năng tham gia của các loài vi sinh vật lơ lửng và VSV bám dính, đồng thời làm ổn định mật độ vi sinh và tăng hiệu suất xử lý.

    Nguyên lý hoạt động:
    Với đặc trưng của nước thải sinh hoạt chứa chủ yếu là hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học; thành phần bã thải lớn; thành phần dinh dưỡng N, P cao; các chất kiềm hãm quá trình phát triển của vi sinh vật thấp. Dựa trên các yếu tố đó công nghệ được xây dựng tập trung vào các công đoạn xử lý chính đó là: Xử lý hiếu khí bằng bùn hoạt tính và khử trùng.
    Qua đó, quy trình công nghệ đưa ra như hình 1 dựa trên các quá trình cơ bản sau:
    + Quá trình bùn hoạt tính (diễn ra trong Bể Aerotank);
    + Quá trình lắng bùn (diễn ra trong Bể lắng);
    + Quá trình phá huỷ tế bào vi sinh vật gây hại.
    Sau quá trình khử trùng để tiêu diệt lượng vi sinh vậy còn sót lại trong nước bằng hóa chất, nước thải sẽ được dẫn ra hệ thống thoát nước chung của đô thị.

    Để được tư vấn xây dựng một 
    hệ thống xử lý nước thải áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất, quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0845566899 - 02463267889 để được tư vấn miễn phí.
    Công ty cổ phần Vites còn hoạt động trong các lĩnh vực sau:
    Lĩnh vực hoạt động khác của 
    Công ty cổ phần Vites

    ·Cung cấp thiết bị, hệ thống, trạm xử lý khí thải

    ·Cung cấp thiết bị, hệ thống, trạm xử lý nước thải 

    ·Cung cấp máy móc, thiết bị quan trắc môi trường tự động

    ·Cung cấp máy móc thiết bị, hóa chất phòng thí nghiệm và xử lí môi trường

    ·Tư vấn môi trường

    ·Nâng cấp sửa chữa hệ thống XLMT