So sánh sản phẩm
chọn tối đa 4 sản phẩm

Tin tức


  • TP HCM sẽ có hệ thống quan trắc môi trường 500 tỷ đồng

    TP HCM sẽ có hệ thống quan trắc môi trường 500 tỷ đồng
    Hệ thống quan trắc tự động với thiết bị hiện đại của các nước G7, tổng đầu tư 495 tỷ, sẽ luôn cập nhật chỉ số về môi trường giúp nghiên cứu, cảnh báo cho người dân.
    Hạng mục đầu tư này nằm trong đề án Phát triển tổng thể mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường tầm nhìn đến năm 2030 do Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) thực hiện.
    "TP HCM là địa phương đầu tiên có đề án mang tính chất tổng thể, quy mô lớn, đánh giá tất cả thành phần về quan trắc môi trường", ông Cao Tung Sơn (Giám đốc Trung tâm Quan trắc TNMT, Sở TNMT) nói và cho biết đề án trong giai đoạn nghiên cứu khả thi và sẽ trình cơ quan thẩm quyền lập hội đồng thẩm định, trước khi trình HĐND thành phố duyệt.
    Theo đề án, có ba thành phần được quan trắc tự động gồm: không khí, nước (gồm nước mặt, nước ngầm) và lún. Tất cả dữ liệu quan trắc sẽ được gửi về trung tâm điều hành. Từ các chỉ số hệ thống quan trắc tự động thu thập được, Sở TNMT sẽ phân tích dữ liệu để đưa ra dự báo, xây dựng kế hoạch quan trắc, phù hợp định hướng phát triển kinh tế, xã hội cũng như cảnh báo đến người dân.
     
    Ông Cao Tung Sơn. Ảnh: Hữu Công.
     
    Đối với không khí, Sở TNMT đang lắp đặt thí điểm hai trạm quan trắc không khí tự động ở cửa ngõ phía Đông (Khu Công nghệ cao) và phía Tây (Phòng giáo dục quận Bình Tân). Cứ 5 phút trạm cho dữ liệu một lần, hoạt động liên tục và độ chính xác cao. Dữ liệu liên tục này có thể tính được AQI - một chỉ số quan trọng của chất lượng không khí, điều mà phương pháp thủ công gián đoạn lâu nay Sở TNMT không thực hiện được.
    Hai trạm này đang trong giai đoạn đánh giá, kiểm tra thiết bị và sẽ sớm đi vào hoạt động. Đến năm 2030, thành phố sẽ lắp đặt thêm 16 trạm ở các giao lộ lớn, khu dân cư, khu công nghiệp tại các quận huyện.
    "Khi đó, tần suất quan trắc của TP HCM có thể gấp 5 lần so với tần suất tối thiểu theo quy định của Bộ TNMT vì tần suất quan trắc càng nhiều, chi phí càng cao", ông Sơn nói. Mỗi địa phương tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng tài chính để xác định tần suất quan trắc, thể hiện được bức tranh tổng thể môi trường của địa phương. Điều này giúp TP HCM hoạch định chính sách, đưa ra các chỉ tiêu môi trường trước tình hình thực tế.
    Để giám sát chất lượng nước mặt, đề án của Sở TNMT xác định quan trắc tại các vị trí sông và 5 hệ thống kênh rạch trong nội ô thành phố. Dự kiến có hai trạm quan trắc nước thải sông Sài Gòn ở hạ nguồn trạm Phú An (bến Bạch Đằng, quận 1) và thượng nguồn ở trạm Trung An (huyện Củ Chi). Việc này nhằm đánh giá toàn diện tác động từ dân cư, sản xuất của con người lên hệ thống kênh rạch, sông của thành phố.
    Về vấn đề lún, việc quan trắc sẽ sử dụng các thiết bị kỹ thuật cao khoan sâu xuống để xác định tầng lún, nguyên nhân lún. TP HCM nằm trên đới đứt gãy nên việc xác định lún phải được đánh giá theo chuỗi thời gian dài.

     
    Ô nhiễm không khí ở Sài Gòn ngày càng tăng do khí thải từ 10 triệu xe máy, ôtô; nhà xưởng; xây dựng. Ảnh minh hoạ: Duy Trần.
     
    Theo ông Cao Tung Sơn, muốn biết các chỉ số môi trường tăng, giảm bao nhiêu cần có định lượng và thiết lập việc tính toán. Việc đầu tư thiết bị hiện đại, giải pháp mang tính công trình kỹ thuật, sẽ thực hiện việc đánh giá, đưa ra các chỉ số nhanh, chính xác hơn.
    "Điều này sẽ là cơ sở để người dân có thể cập nhật được các thông tin về môi trường tự động, liên tục, có được các dự báo về môi trường thông qua các phần mềm, app hoạt động tương tự Air Visual, PamAir", ông Sơn nói.
    Việc quan trắc môi trường tại TP HCM triển khai từ năm 1993, khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực. Thành phố đã thiết lập mạng lưới quan trắc về môi trường, trong đó lồng ghép một số chương trình quan trắc của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nay là Bộ Tài nguyên Môi trường vào mạng lưới quan trắc quốc gia.
    Hiện, TP HCM có 30 trạm quan trắc không khí thủ công, gián đoạn. Phương pháp này mất rất nhiều thời gian vì phải trải qua quá trình lấy mẫu, phân tích mẫu.
     
  • 4 tỉnh xin lùi thời gian xây hệ thống cảnh báo môi trường biển khu vực xả thải Formosa

    4 tỉnh xin lùi thời gian xây hệ thống cảnh báo môi trường biển khu vực xả thải Formosa

    TTO - Thiếu tiền, cả bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đều xin kéo dài thời gian xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường biển 4 tỉnh miền Trung đến năm 2021.

    Sau sự cố Formosa làm cá chết hàng loạt tại vùng biển 4 tỉnh miền Trung, tháng 9-2017, Thủ tướng đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường biển 4 tỉnh miền Trung.
    Bộ Tài nguyên - môi trường đã phê duyệt thực hiện dự án vào tháng 10-2017, thời gian thực hiện dự án từ năm 2017 - 2019. Nhưng đến nay đã gần hết năm 2019, cả 4 tỉnh miền Trung đều không thể xây dựng, lắp đặt hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường biển vì thiếu tiền.
    Nguyên nhân được xác định là do các bộ, ngành bố trí vốn thực hiện dự án quá chậm, đến cuối tháng 8-2019 các bộ Kế hoạch - đầu tư, Tài chính mới thực hiện phân bổ vốn để bốn tỉnh thực hiện dự án.
    Dự án xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường biển bốn tỉnh miền Trung gồm 4 hợp phần.
    Hợp phần 1 - xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường biển tỉnh Hà Tĩnh;
    Hợp phần 2 - xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường biển tỉnh Quảng Bình;
    Hợp phần 3 - xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường biển tỉnh Quảng Trị;
    Hợp phần 4 - xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế. 
    Tổng vốn đầu tư 4 hợp phần này khoảng 200 tỉ đồng, được huy động từ nguồn 500 triệu USD kinh phí bồi thường thiệt hại sự cố môi trường biển của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh vào năm 2016.
    Trong số 200 tỉ đồng phân bổ cho 4 tỉnh, tỉnh Hà Tĩnh được phân bổ 70 tỉ đồng, các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế được bố trí mỗi tỉnh 40 tỉ đồng, phần còn lại được phân bổ cho tỉnh Quảng Bình.
    Trước đó, trong văn bản gửi Bộ Tài nguyên - môi trường báo cáo tình hình thực hiện dự án, ông Nguyễn Hữu Nam, phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Quảng Trị, cho biết việc xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường biển tỉnh Quảng Trị - hợp phần 3 đã được tỉnh đề xuất bộ, ngành. Nhưng đến cuối tháng 8-2019 chưa có nguồn vốn nên sở chưa thực hiện các bước tiếp theo.
    Trong báo cáo mới nhất gửi Bộ Tài nguyên - môi trường, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng kiến nghị cho kéo dài thời gian thực hiện dự án đến năm 2020 vì thời hạn còn lại thực hiện dự án theo quyết định của Thủ tướng là rất ngắn.
    Hợp phần 5 của dự án giám sát, cảnh báo môi trường tại ven biển 4 tỉnh miền Trung thông qua hệ thống quan trắc tự động, Bộ Tài nguyên - môi trường trực tiếp thực hiện từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.
    Hợp phần 5 đang được triển khai, đến nay Bộ Tài nguyên - môi trường đã phê duyệt thiết kế 6 trạm quan trắc không khí và đang tổ chức chọn thầu thi công. Đối với các trạm quan trắc môi trường nước biển, bộ đang rà soát vị trí lắp đặt và lựa chọn công nghệ quan trắc.
    Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Võ Tuấn Nhân, thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường, cho biết 4 hợp phần của dự án chậm một phần do các địa phương chuẩn bị chậm mặt bằng, thay đổi một một số vấn đề kỹ thuật dự án. Giờ lùi thời gian thực hiện dự án cho bảo đảm tiến độ.
     

Sản phẩm


  • Phụ kiện hệ thống quan trắc khí thải tự động (CEM)

    Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp lắp đặt Hệ thống quan trắc khí thải tự động, chúng tôi hợp tác với các nhà sản xuất, cung cấp đưa ra các giải pháp cho hệ thống quan trắc.
    Hiện nay VITES.,JSC là đơn vị cung cấp phụ kiện, vật tư thay thế tiêu hao cho các hãng sau:
    • Thermo Fisher Scientific
    • Teledyne API
    • Teledyne Monitor Labs
    • California Analytical Instruments
    • Yokogawa
    • Rosemount
    • Horiba
    • Siemens
    • SICK Maihak
    • ABB Opsis
    • KVB-MIP
    • Servomex
    • LAND-Ametek
    • Environment SA
    • Brand Gaus
    • Air Monitors
    • Dieteric Standard
    • M&C Products
    • ESC
    • Scientific Engineering Inc.
    • EMRC
    • Spectrum Systems
    • Optical Scientific
    • Phoenix Instruments
    • Panametrics
    • Environmental Monitoring Services