So sánh sản phẩm
chọn tối đa 4 sản phẩm

Tin tức


  • Hội thảo quốc tế xử lý nước thải tại Việt Nam

    ĐIỂM TIN: Hội thảo quốc tế xử lý nước thải tại Việt Nam

    Ngày 24/9, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) phối hợp với Bộ Môi trường Nhật Bản tổ chức Hội thảo quốc tế về xử lý nước thải phi tập trung tại châu Á lần thứ 7.

     

    TTXVN cho biết: Hội thảo lần này tập trung vào khung chính sách và các quy định về quản lý nước thải đô thị, các tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm mục tiêu thúc đẩy quản lý nước thải phi tập trung và đạt được mục tiêu phát triển bền vững và giảm 50% tỷ lệ nước thải chưa qua xử lý đến năm 2030 tại châu Á. Việt Nam có hơn 830 đô thị. Việc đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của đô thị có công suất khoảng 1 triệu m3/ngày đêm đang chủ yếu là các hệ thống thoát nước tập trung tại các đô thị lớn và khu vực trung tâm các đô thị. Việc đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước thải phi tập trung ở các khu đô thị mới, khu vực ven đô còn rất hạn chế, vấn đề ô nhiễm nước thải các khu vực này đang rất cấp bách cần được quan tâm.
     

    Tại hội thảo, ông Yuji Hirose, đại diện Bộ Môi trường Nhật Bản, giới thiệu về hệ thống xử lý nước thải phi tập trung tại Nhật Bản. Hệ thống này chủ yếu xử lý nước thải đen. Nhà nước trợ cấp chi phí về lắp đặt, bảo hành cho một số hộ dân và đô thị…Ông cho biết, Nhật Bản cũng đang hợp tác với các nước trong khu vực như Việt Nam, Campuchia, Thái Lan… để phát triển hệ thống xử lý nước thải phi tập trung. Giám đốc Văn phòng xúc tiến Johkasou (Bộ Môi trường Nhật Bản) Takayuki Matsuda chia sẻ thêm, hiện tại Chính phủ Nhật Bản đã thông qua Quỹ hội nhập ASEAN-Nhật Bản hỗ trợ cho việc thực hiện hệ thống đánh giá xử lý nước thải sinh hoạt tập trung phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á.

    66 nước cam kết giảm lượng khí thải carbon về bằng 0

    TTXVN đưa tin: Ngày 23/9, Liên hợp quốc (LHQ) thông báo 66 quốc gia đã cam kết giảm lượng khí thải carbon về bằng 0 vào năm 2050, một mục tiêu then chốt nhằm ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu trong dài hạn. Trong một tuyên bố, Văn phòng Tổng Thư ký (TTK) LHQ Antoniuo Guterres cho biết 66 chính phủ, cùng với 10 khu vực, 102 thành phố, 93 doanh nghiệp và 12 nhà đầu tư đã cam kết giảm lượng khí thải CO2 về bằng 0 vào năm 2050. Khoảng 60 nhà lãnh đạo các nước trên thế giới đã có mặt ở New York (Mỹ) để tham dự Hội nghị thượng đỉnh khí hậu LHQ nhằm làm hồi sinh Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, trong bối cảnh loài người đang ngày càng xả một lượng khí gây hiệu ứng nhà kính vào khí quyển cao hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử. LHQ ước tính thế giới cần nỗ lực gấp 5 lần để hạn chế nhiệt độ Trái Đất ấm lên ở mức dưới 2 độ C hoặc ở mức lý tưởng nhất là 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

    Trước đó, LHQ đã công bố báo cáo cảnh báo thế giới đang bị "rớt đằng sau" trong cuộc chạy đua cứu vãn Trái Đất thoát khỏi các thảm họa môi trường do nền nhiệt tiếp tục ấm lên, với giai đoạn từ năm 2015-2019 dự báo là giai đoạn nắng nóng chưa từng có. Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), nhiệt độ trung bình trên toàn cầu giai đoạn 2015-2019 có xu hướng cao kỷ lục so với bất kỳ giai đoạn 5 năm nào trước đây với mức nhiệt độ cao hơn 1,1 độ Co so với nền nhiệt giai đoạn 1850-1900 thời kỳ tiền công nghiệp và cao hơn 0,2 độ C so với giai đoạn 2011-2015. Như vậy, 4 năm qua là thời kỳ nắng nóng nhất trên thế giới kể từ khi các chuyên gia bắt đầu ghi nhận kỷ lục về nhiệt độ năm 1850.

    WMO kêu gọi hành động quyết liệt khi nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng trở lại

    Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), nhiệt độ trung bình toàn cầu được dự báo tăng lên ít nhất 1,2 - 1,3 độ C so với thời kì tiền công nghiệp trong 5 năm tới, gần chạm ngưỡng giới hạn đề ra trong thỏa thuận khí hậu toàn cầu. Đại diện chính phủ các nước đã tới New York (Mỹ) tham dự Hội nghị thượng đỉnh về hành động chống BĐKH của Liên Hợp Quốc (LHQ) để xây dựng các cam kết đưa ra trong Hiệp định Paris 2015 nhằm mục đích hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu đến 1,5 độ C. Thỏa thuận này được gần 200 quốc gia thông qua, trong đó các nước trên thế giới đặt mục tiêu hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng đến 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và cố gắng giữ nhiệt độ dưới ngưỡng 1,5 độ C.

    Theo dự báo, khi nhiệt độ gia tăng đến 2 độ C sẽ quét sạch hơn 99% các rạn san hô và làm tan chảy phần lớn băng biển ở Bắc Cực. Ông Omar Baddour - chuyên gia khoa học cấp cao của WMO cho biết: “Về cơ bản, chúng ta đang trên đà chạm mức tăng ít nhất 1,2-1,3 độ C so với mức của thời kỳ tiền công nghiệp trong vòng 5 năm tới. Do đó, chúng ta cần hành động quyết liệt hơn”. Các ý kiến được đưa ra sau khi LHQ công bố báo cáo hôm 22/9 cho thấy nhiệt độ trung bình trên toàn cầu trong giai đoạn 2015-2019  là khoảng thời gian nóng nhất so với bất kì giai đoạn 5 năm nào trước đây, với mức nhiệt tăng 0,2 độ C trong giai đoạn 2011-2015. Báo cáo của WMO cũng cho thấy kỷ lục khí thải CO2 và các loại khí nhà kính khác trong khí quyển được ghi nhận trong cùng thời kỳ, với tốc độ gia tăng 20% khí CO2 so với 5 năm trước.

    Cộng đồng quốc tế cam kết viện trợ 500 triệu USD bảo vệ rừng nhiệt đới

    VietnamPlus đưa tin: Ngày 23/9, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển liên Mỹ và tổ chức phi chính phủ Bảo tồn quốc tế cam kết giải ngân 500 triệu USD nhằm hỗ trợ công tác bảo tồn các khu rừng nhiệt đới, trong đó có rừng Amazon. Thông báo trên được đưa ra tại một sự kiện của tổ chức phi chính phủ Alliance for Rainforests trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh khí hậu Liên hợp quốc tại thành phố New York, Mỹ. Thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ cháy nghiêm trọng tại nhiều nơi trong rừng Amazon, gây ảnh hưởng tới khu vực được coi là “lá phổi xanh của hành tinh”, cung cấp khoảng 20% lượng oxy cho Trái Đất.

    Theo Viện nghiên cứu không gian quốc gia Brazil, tính từ đầu năm 2019 đến nay, số vụ cháy tại rừng Amazon đã tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái. Rừng Amazon có diện tích gần 7,6 triệu km2, trải dài qua Brazil, Peru, Colombia, Venezuela, Bolivia, Ecuador, Suriname và vùng lãnh thổ Guyana thuộc Pháp. Đây là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới và có vai trò sống còn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu nhờ năng lực hấp thu lượng lớn khí thải CO2. Các nhà khoa học cũng như các tổ chức bảo vệ môi trường lo ngại rằng các vụ cháy rừng Amazon sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng về biến đổi khí hậu hiện nay và đe dọa đến đa dạng sinh học.

    Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu Liên hợp quốc: Các nước đưa ra cam kết

    Thông tin trên TTXVN cho hay: Ngày 23/9, trong bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu của Liên hợp quốc ở thành phố New York, Thủ tướng Đức Angela Merkel thông báo Berlin sẽ tăng gấp đôi ngân sách dành cho một quỹ của Liên hợp quốc để hỗ trợ các nước kém phát triển giải quyết những vấn đề liên quan tới biến đổi khí hậu. Trong bài phát biểu, Thủ tướng Merkel nhấn mạnh: “Đức hiểu rõ trách nhiệm của chúng tôi ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng gấp đôi khoản tiền cho quỹ bảo vệ khí hậu toàn cầu, từ 2 lên 4 tỷ euro (tương đương 4,4 tỷ USD). Chúng tôi cũng đang thảo luận về chính sách bảo hiểm khí hậu và sẽ tiếp tục các hoạt động bảo vệ rừng trong thời gian tới.”

    Cũng tại hội nghị, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hối thúc các nước tăng mức đóng góp cho Quỹ Môi trường Xanh - quỹ hỗ trợ các quốc gia đang phát triển giải quyết những vấn đề về biến đổi khí hậu. Theo Tổng thống Macron, quỹ này đang có ngân sách 7 tỷ USD và mục tiêu trong thời gian tới là 10 tỷ USD. Trong khi đó, phát biểu tại hội nghị, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö tuyên bố nước này sẽ phấn đấu trở thành nền kinh tế công nghiệp đầu tiên trên thế giới có mức khí thải carbon âm. Theo thông báo, Phần Lan đặt lộ trình từ nay tới năm 2033 để thực hiện cam kết này.

    Nga ký sắc lệnh thực thi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

    Ngày 23/9, Nga - quốc gia có lượng khí thải lớn thứ 4 trên thế giới, tuyên bố Moskva sẽ thực thi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, sau khi Thủ tướng Dmitry Medvedev ký một sắc lệnh thể hiện sự ủng hộ của Chính phủ Nga đối với thỏa thuận này. Theo sắc lệnh được Thủ tướng Medvedev ký đề ngày 21/9, Nga đã chính thức thông qua Hiệp định Paris và sẽ phân phối các nguồn lực tài chính đến các nước đang phát triển để ngăn ngừa và thích ứng với biến đổi khí hậu. Sắc lệnh cho biết Nga không cần thiết phê chuẩn Hiệp định Paris do Moskva đã thể hiện sự tôn trọng với các cam kết khi ký thỏa thuận này vào tháng 4/2016. Một tuyên bố của Chính phủ Nga nhấn mạnh mặc dù không chính thức gọi là "phê chuẩn," song sắc lệnh này thể hiện sự thông qua của Nga đối với hiệp định và sự đồng thuận đối với các nghĩa vụ trong khuôn khổ hiệp định.

    Tuyên bố trên được đưa ra vài giờ trước thềm Hội nghị thượng đỉnh khí hậu Liên hợp quốc tại New York (Mỹ) nhằm làm hồi sinh Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Theo Hiệp định Paris 2015 về biến đổi khí hậu, các nước trên thế giới đã đề ra những mục tiêu nhằm làm giảm lượng khí thải để hạn chế nhiệt độ Trái Đất ấm lên ở mức dưới 2 độ C hoặc ở mức lý tưởng nhất là 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Tuy nhiên, báo cáo mới nhất của Liên hợp quốc cảnh báo rằng thậm chí toàn bộ các nước trên thế giới đạt được mục tiêu đặt ra thì nhiệt độ của Trái Đất sẽ vẫn tăng từ 2,9-3,4 độ C. Do vậy, để duy trì nhiệt độ Trái Đất ở mức 2 độ C, các nước cần tăng gấp 3 các mục tiêu về cắt giảm lượng khí thải hiện nay và tăng gấp 5 lần các mục tiêu để duy trì nhiệt độ toàn cầu 1,5 độ C. Báo cáo khẳng định, về mặt kỹ thuật, những tham vọng này là có thể thực hiện được.

Sản phẩm


  • thiết bị đo và kiểm soát pH online (hàng có sẵn)

    THIẾT BỊ ĐO VÀ KIỂM SOÁT PH ONLINE
    Model DWA – 3000B-pH
    Hãng sản xuất: DYS – Hàn Quốc
    - Thiết bị đo, hiển thị, kiểm soát và điều khiển pH online trên hệ thống xử lý nước thải, nước cấp …
    - Bộ vi xử lý với những chức năng ưu việt nhất, cùng với sensor pH thích hợp giúp DWA-3000B đặc biệt thích hợp đo và kiểm soát pH trong quá trình xử lý nước công nghiệp hóa chất, sản xuất giấy, bột giấy, trong xử lý nước cấp và nước thải đô thị…
    Tính năng kỹ thuật:
    - Thang đo pH: 0 – 14 pH / Độ phân giải: 0.01 pH.
    - Độ chính xác: ± 0.02pH
    - Độ lặp lại: ± 0.02pH
    - Thời gian đáp ứng: 15 giây.
    - 3 Relay output (Max 250V/5A): High; Low & Cleaning Contract.
    - Tín hiệu ngõ ra: 4 – 20 mA
    - Màn hình LCD lớn có đèn chiếu sáng hiển thị đồng thới tất cả các chức năng và các thông số liên quan: nhiệt độ, kết quả đo, thông báo tình trạng đo, đồ thị kết quả biến đổi theo thời gian…
    - Vận hành đơn giản với 7 phím nhấn dạng màng chống vô nước.
    - Cổng giao tiếp RS 232C, kết nối máy tính hoặc thiết bị ngoại vi.
    - Tự động chuẩn máy.
    - Tự động bù nhiệt.
    - Vật liệu làm bằng nhựa ABS.
    - Cấp bảo vệ: IP64
    - Kích thước (Rộng x cao x sâu): 155 x 155 x 184 mm, DIN144 Size
    - Nguồn điện: 220V/50-60 Hz/ 3VA
    Cung cấp bao gồm:
    + Bộ điều khiển DWA-3000B-pH 
    Điện cực đo pH/Nhiệt độ online
    + Tài liệu hướng dẫn sử dụng
    + Phụ kiện lắp đặt