Hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục là một hệ thống gồm các thiết bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật được quy định chi tiết tại Thông tư 24/2017/TT-BTNMT nhằm thực hiện theo dõi tình trạng và chất lượng nguồn thải nước thải một cách liên tục, tự động giúp chủ nguồn thải, cơ quan quản lý nhà nước giám sát chặt chẽ việc xả nước thải tại mọi thời điểm và có các biện pháp giải quyết, ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố (nếu có).
1. Một hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục bao gồm các thiết bị cơ bản như:
Cảm biến đo các chỉ tiêu (sensors): phụ thuộc vào tính chất nguồn xả thải mà có các sensor đo tương ứng như: lưu lượng vào ra, COD, BOD, TSS, độ màu, pH, nhiệt độ, Tổng Nito (TN), Tổng phốt pho (TP), PO4, NH3, tổng dầu mỡ khoáng, các kim loại,…
Thiết bị lưu trữ, truyền nhận dữ liệu (Datalogger): Mục đích lưu trữ và hiển thị dữ liệu tại trạm, đồng thời truyền dữ liệu theo đúng định dạng chuẩn được quy định tại Thông tư 24/2017/TT-BTNMT về Sở Tài nguyên Môi trường địa phương.
Hệ thống lấy mẫu nước tự động: nhằm giúp cơ quan quản lý có thể lấy mẫu tự động hoặc thủ công từ xa thông qua các thiết bị có kết nối internet mọi lúc mọi nơi khi có bất kỳ thông số nào vượt ngưỡng.
Các thiết bị phụ trợ như: hệ thống làm sạch bằng khí nén, tủ hệ thống chứa các module hiển thị và cấp nguồn cho hệ thống, camera giám sát nguồn thải, các thiết bị phụ trợ khác.
2. Sơ đồ nguyên lý hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục
Sơ đồ nguyên lý hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục Chú thích:
Bộ đo lưu lượng kênh hở
Bơm nước
Bể chảy tràn
Các sensor đo
Dataloger: quản lý hệ thống
Thiết bị truyền tín hiệu
Thiết bị nhận tín hiệu
PC: tại trung tâm quản lý hệ thống từ xa.
UPS: cấp nguồn duy trì hoạt động hệ thống
Hệ thống làm sạch tự động
Thiết bị lấy mẫu nước tự động
3. Các sensor đo trong nhà trạm quan trắc nước thải tự động online
Theo Điều 25 Mục 6 về Quan trắc nước thải của Thông tư 24/2017/TT-BTNMT quy định: Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường hiện hành và yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định các thông số cần quan trắc.
Như vậy các thông số cần quan trắc trong hệ thống quan trắc tự động được quy định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Sở tài nguyên, Trung tâm quan trắc của các địa phương. Đồng thời các thông số cần quan trắc cũng phụ thuộc vào tính chất nguồn xả thải ví dụ như nước thải nhà máy thực phẩm, nhà máy dệt nhuộm có các thông số quan trắc khác nhau.
Tuy nhiên, cơ bản các thông số quan trắc của một trạm quan trắc nước thải online cần có bao gồm các thông số như Nhiệt độ, pH, COD, TSS, Lưu lượng thải đầu vào và đầu ra, ngoài ra còn có các thông số khác theo tính chất nguồn thải. Thông số kỹ thuật các chỉ tiêu đo a. Sensor đo pH/Nhiệt độ (tích hợp)
- Dải đo: 0 – 14 pH
- Độ chính xác: ± 0.1 pH
- Cấp bảo vệ: IP 68
- Nhiệt độ: 0 - 80 oC
- Chiều dài cáp tiêu chuẩn: 6m b. Sensor đo COD/TSS
- Phương pháp đo: công nghệ đo UV
- Dải bước sóng: 200 – 800 nm
- Dải đo COD: 0 – 500 mg/l hoặc tùy chọn dải đo theo yêu cầu
- Dải đo TSS: 0 – 300 mg/l hoặc tùy chọn dải đo theo yêu cầu
- Chu kỳ đo: tối thiểu 60s, có thể cài đặt
- Nhiệt độ: -5 tới 60oC
- Cấp bảo vệ: IP68
- Tự động làm sạch bằng khí nén c. Tổng nito
- Phương pháp đo: Quang phổ
- Dải đo: 0 – 200 mg/l (có thể tùy chọn dải đo khác)
- Thời gian đo: tùy chọn thời gian đo hoặc thủ công
- Nhiệt độ làm việc: 5 tới 50 oC
- Đầu ra: 4-20mA
- Nguồn cấp: 220V, 50Hz d. Tổng phốt pho
- Phương pháp đo: quang phổ
- Dải đo: 0 – 30 mg/l (có thể tùy chọn dải đo khác)
- Thời gian đo: tùy chọn thời gian đo hoặc thủ công
- Nhiệt độ làm việc: 5 tới 50oC
- Đầu ra: 4-20 mA
Nguồn cấp: 220V, 50Hz.
e. Đo các kim loại nặng như Cr, Zn, As, Cu, Ni, Fe, Mn, Pb….
- Phương pháp đo: Quang phổ
- Dải đo: có thể tùy chọn đáp ứng theo thông tư 24/2017/TT-BTNMT
- Nhiệt độ làm việc: 5 tới 50oC
- Đầu ra: 4-20mA
- Nguồn cấp: 220V, 50Hz
*Ngoài ra còn một số các chỉ tiêu khác theo QCVN 40/2011/ BTNMT, VITES sẽ gửi báo giá theo yêu cầu của khách hàng.
4. Đo lưu lượng kênh hở dùng máng Parshall
- Công nghệ đo siêu âm không tiếp xúc
- Dải đo: 0 – 5 m/s
- Độ chính xác: ± 1%
- Đầu ra: 4-20mA hoặc RS485
- Nhiệt độ hoạt động: -22 tới 60oC
- Cấp bảo vệ: IP68
- Nguồn cấp 24VDC
* Ngoài việc sử dụng sensor đo bằng sóng siêu âm trong máng Parshall để đo lưu lượng nước thải, trong thực tế, tùy từng điều kiện mà có thể sử dụng phương án đo lưu lượng trong ống kín bằng công nghệ điện từ với độ chính xác cao hơn, giá thành rẻ hơn và thời gian thi công nhanh hơn so với dùng máng Parshall.
5. Thiết bị lấy mẫu nước tự động
Thiết bị lấy mẫu nước tự động theo nguyên lý hút mẫu chân không với khả năng kiểm soát ổn nhiệt.
Chức năng: khi một trong các chỉ tiêu phân tích nào đó vượt mức giới hạn đã cài đặt trước thì thiết bị tự động lấy mẫu, lưu mẫu, bảo quản lạnh và ghi nhận thời gian lấy mẫu lấy mẫu
Số lượng mẫu lấy: 12 chai, 2,9 lit/chai
Nhiệt độ bảo quản: +4oC
Sensor nhiệt độ: Pt100
Chiều cao hút mẫu 7,5m
Thể tích lấy mẫu: 20-350ml
Đầu vào: 0/ 4-20mA
Khả năng kết nối với máy tính để lấy dữ liệu lấy mẫu
6. Phần mềm quản lý và truyền dữ liệu
- Kết nối tới các sensor/analyzer/transmitter để hiển thị các giá trị đo lường.
- Phần mềm có chức năng ghi lại dữ liệu quan trắc, trạng thái trạm, tình trạng vượt ngưỡng các thông số đo.
- Phần mềm cho phép quan sát nhanh xu hướng thay đổi của các thông số đo thông qua đồ thị.
- Dữ liệu được lưu giữ đồng thời tại cơ sở dữ liệu và hai dạng file text (*.txt) (theo qui định) và file *.csv, truyền file *.txt đến các FTP server theo nhịp thời gian khai báo.
- Tên và cấu trúc file *.txt tuân theo qui định hiện hành của nhà nước Việt Nam. Cho phép xuất báo cáo theo nhiều định dạng thông dụng.
- Tích hợp phần mềm WebServer phục vụ các chức năng tra cứu nhanh số liệu đo và điều khiển thủ công thiết bị lấy mẫu. Cho phép người dùng có thể truy cập tới Datalogger tại trạm bằng địa chỉ IP tĩnh của trạm quan trắc từ máy tính hoặc điện thoại, máy tính bảng có kết nối Internet.
Máy đo đa chỉ tiêu kim loại nặng tại hiện trường và PTN Trace2O
Model: HM5000
Hãng sản xuất: Trace2O (Wagtech) – Anh
Xuất xứ: Anh
Tính năng của thiết bị:
- Máy phân tích kim loại nặng với nhiều cải tiến mới, khắc phục một số điểm hạn chế của phương pháp phân tích Vôn-Ampe. Các điện cực điện hóa chất lượng cao tích hợp trong vỏ bọc tĩnh, giảm thiểu nhiễu điện từ. Công nghệ phun mẫu nito mới giảm thiểu nhiễu khỏi oxy, cải thiện độ lặp lại.
- Cung cấp trọn bộ với phần mềm, nguồn cấp, cốc đựng mẫu, và gói khởi động với các phương pháp đã được tích hợp sẵn. Kết nối Bluetooth cho phép người dùng truy cập thiết bị từ xa.
Nguyên tố
Dải đo (ppb)
WHO khuyến cáo (ppb)
Arsenic (III)
1 – 500
<10
Cadimi (Cd)
1 – 500
<3
Crom (VI)
50 – 500
<50
Đồng (Cu)
1 – 500
<2000
Chì Pb
1 – 500
<10
Mangan (Mn)
5 – 200
<100
Thủy ngân (Hg)
1 – 500
<6
Nickel (Ni)
20 – 500
<70
Kẽm (Zn)
1 – 500
<4000
- Với các tùy chỉnh khác nhau, cho phép người dùng điều chỉnh theo phân tích và phát triển phương pháp
- Phần mềm Metaware cho phép điều hoàn toàn kiểm soát các phương pháp đo điện hóa. Phần mềm cho phép người dùng thay đổi thời gian và điện áp, cũng như các kỹ thuật strip: sóng vuông, xung vi sai, quét tuyến tính…
- Thiết bị phân tích kim loại năng trong dung dịch trong phòng thí nghiệm ở nồng độ từ ppm đến ppb
- Chi phí đầu tư thấp, không cần đường khí, điều chỉnh nhiệt độ môi trường.
- Sử dụng được với nhiều mẫu nền khác nhau
- Các phương pháp phân tích tích hợp sẵn cho As, Au, Bi, Cd, Co, Cr (VI), Cu, Hg, Mn, Ni, Pb, Se, Sn, Tl và Zn.
- Ba mô-đun cảm biến điện cực có thể thay thế với đầu dò nhiệt độ và máy khuấy tích hợp
- Điều khiển nâng cốc mẫu từ xa để giảm thiểu xáo trộn mẫu.
Thông số kỹ thuật:
- Đo các nguyên tố: As, Au, Bi, Cd, Co, Cr (VI), Cu, Hg, Mn, Ni, Pb, Se, Sn, Tl và Zn.
- Phương pháp đo: Anodic and Cathodic Stripping Voltammetry (ASV) (Phương pháp Von-Ampe hòa tan Anot - Catot)
- Nhiệt độ hoạt động: 0oC đến 70oC
- Đánh giá dữ liệu: Chiều cao peak, phép trừ đường cơ sở, phép thêm chuẩn, đường chuẩn, phép hồi quy tuyến tính / bảng tính
- Giao diện kết nối: Điều khiển qua máy tính với phần mềm qua cổng USB hoặc Bluetooth
- Nguồn cấp: 12 – 15V
- Đáp ứng tiêu chuẩn CE
- Khối lượng: 3.5kg
- Kích thước: 200 x 370 x 210mm
Cung cấp bao gồm:
- HM5000 - Máy đo đa chỉ tiêu kim loại nặng tại hiện trường và PTN kèm cốc mẫu.
- Cáp nguồn, cáp USB, dongle.
- Bộ kit vệ sinh.
- Phần mềm.
- Vật tư tiêu hao cho 50 test mỗi kim loại.
- Dung dịch đệm và dung dịch chuẩn cho 50 test cho tất cả các chỉ tiêu kim loại.
Phương pháp đo: Sensor siêu âm không tiếp xúc với nước
Độ chính xác: 1% toàn thang
Thiết bị đo lưu lượng tự động cho kênh hở, phù hợp lưu lượng xả thải của nhà máy
Màn hình hiển thị LCD
Tín hiệu ra: 4-20mA
Cấp độ bảo vệ: IP 67
Thiết bị đo lưu lượng điện từ DN80; DN100, DN110,...
Chuẩn giao tiếp Mudbus RS485, có hỗ trợ đầu ra 4-20mA.
Cấp bảo vệ IP68
Thích hợp đo lưu lượng đường ống trong nhà máy, cơ sở sản xuất, đầu vào, đầu ra đường ống xả thải.
WTW pH 3110 là sự lựa chọn phù hợp cho tất cả những ai đang tìm kiếm một máy đo đơn giản để đo pH cầm tay.
Máy đo pH / mV cầm tay dễ dàng và mạnh mẽ để đo thông thường
Chống thấm nước theo IP 67
Hiệu chuẩn 3 điểm
Hẹn giờ hiệu chuẩn tích hợp
WTW pH 3110 có bàn phím rõ ràng chỉ với 6 phím và chức năng AutoRead tự động cho các giá trị đo có thể lặp lại giúp cho phép đo pH an toàn và ngăn ngừa sai sót. Bàn phím chống trượt cũng có thể được sử dụng với găng tay. Màn hình lớn rõ ràng và dễ đọc.
Model: AV-Flowmetter
Hãng sản xuất: mainstreamTM
Xuất xứ: Anh
Tính năng
Dễ sử dụng, lắp đặt nhạnh chóng không cần máng
Vận tốc đo từ 10mm/S len đến 5m/S
Độ nhạy cao áp dụng cho đo nước sạch
Đầu dò vận tốc nhỏ loại bỏ nhiễm bẩn và xáo trộn dòng chảy
Bộ ghi dừ liệu lớn lên đến 1 năm nếu ghi dữ liệu với khoảng cách đo 1 phút
Bộ nhớ ghi dữ liệu 4 M-byte không thay đổi (FLASH) cho khả năng lưu giữ dữ liệu 20 năm mà không cần nguồn điện
Xử lý thời gian thực các tín hiệu vận tốc do đó giảm tiêu thụ điện năng
Chế độ tiết kiệm điện thông minh - sử dụng tiết kiệm điện năng thông minh tự động giảm thời gian đo đối với vận tốc dòng chảy cao và chất lượng tín hiệu cao và tăng thời gian đo đối với vận tốc thấp và chất lượng tín hiệu thấp
Xử lý siêu âm tinh vi bỏ qua các tín hiệu giả
Màn hình chất lượng tín hiệu siêu âm xác nhận tính toàn vẹn của phép đo
Mức phù sa cụ thể (không đổi) được tính đến khi tính toán diện tích
Hiệu chuẩn hệ số hiệu chỉnh vận tốc
Tự động ghi lại các tín hiệu vận tốc và biểu đồ để sử dụng trong giám sát hiệu suất hoặc báo cáo
Khoảng cách lên đến 500 m từ đơn vị hệ thống đến cảm biến vận tốc và mức. 300 m đối với cảm biến mức và vận tốc ATEX
Công tắc đầu ra Opto cho cảnh báo và điều khiển
Cấu tạo phần cứng
Cảm biến PTX
Vật liệu cấu tạo: Titanium, acetal và polyurethane Kích thước: 185mm dài x 17.5 mm đường kính
Cáp: Cáp polyurethane đường kính 8 mm với dây căng Kelvar
Khối lượng: 1kg đối với cáp tiêu chuẩn dài 10m
Dải đo: 0 - 2m. Mở rộng tối đa 8m
Độ phân giải: Tốt hơn 1mm
Độ chính xác: Kết hợp ảnh hưởng của độ không tuyến tính, độ trễ và độ lặp lại tốt hơn đường thẳng tốt nhất 0,25%. Tính không tuyến tính và sai lệch được loại bỏ bằng hiệu chuẩn đầu dò.
Nhiệt độ hoạt động: -20°C to 60°C (bù nhiệt 2°C đến 30°C)
Cảm biến vận tốc Vật liệu cấu tạo: µPVC và cáp polyurethane Kích thước: 105mm (dài) x 50mm (rộng) x 20mm (cao)
Cáp: Cáp polyurethane đường kính 8 mm với dây căng Aramid. Tải trọng đột phá 45 kg. Bán kính uốn cong tối thiểu 52 mm Khối lượng: 1kg bao gồm cáp dài 10m như tiêu chuẩn
Độ dài cáp tối đa: 500m Nhiệt độ hoạt động: -10°C to 80°C
Độ sâu hoạt động tối thiểu: 30mm
Thiết bị:
Vật liệu cấu tạo: Nhôm đúc nguyên chất
Kích thước: 220mm (rộng) x 120mm (dài) x 80mm (cao)
Khối lượng: 1.9 kg
Nhiệt độ hoạt động: -10°C to 70°C
Cung cấp bao gồm
Máy đo lưu lượng dòng AV-Flowmetter
Cảm biến mức dài 10m
Cảm biến vận tốc dài 10m
Cáp cấp kèm (USB hoặc RS232)
Phần mềm
Hướng dẫn sử dụng
Xây dựng dữ liệu, hoàn thiện thể chế quản lý nước và khí tượng thủy văn
Ngày đăng : 14:19:22 23-03-2020
Xây dựng dữ liệu, hoàn thiện thể chế quản lý nước và khí tượng thủy văn Mối quan hệ giữa nước – khí hậu và biến đổi khí hậu là chủ đề được quan tâm đặc biệt trong Ngày Nước thế giới (22/3) và Ngày Khí tượng thế giới (23/3) năm nay.
Hai thông điệp để cộng đồng hướng đến là cấp thiết phải đo đạc giám sát lượng mưa trên phạm vi toàn cầu để xây dựng một cơ sở dữ liệu chung, chia sẻ cho các mục đích khác nhau, từ nghiên cứu khoa học đến quản lý tài nguyên nước để sử dụng tối ưu nguồn nước cho phát triển kinh tế - xã hội và phòng chống thiên tai.
Đồng thời sử dụng tài nguyên nước hiệu quả, bền vững chính là thích ứng với biến đổi khí hậu. Hãy góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu thông qua việc thay đổi các thói quen sử dụng nước hằng ngày.
Số liệu thủy văn là dữ liệu quan trọng trong dự báo và quản lý tài nguyên nước
* Quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh BĐKH Biến đổi khí hậu đang diễn ra từng ngày, từng giờ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước trên phần lớn các khu vực ở nước ta như hiện nay. Điều đó chứng minh trên thực tế, tài nguyên nước bị tác động mạnh nhất và trực tiếp nhất trước diễn biến của biến đổi khí hậu, kéo theo các vấn đề về dân sinh, kinh tế và môi trường. Chính vì vậy, các giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước đóng vai trò quan trọng, đảm bảo an ninh nguồn nước và phát triển bền vững.
Trong bối cảnh đó, công tác quản lý tài nguyên nước cần có những định hướng tích hợp các yếu tố ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bộ TN&MT xác định, trong công tác quản lý tài nguyên nước cần tập trung vào việc xây dựng và triển khai quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, quy hoạch tài nguyên nước các lưu vực sông làm cơ sở triển khai các giải pháp phân bổ, bảo vệ tài nguyên nước.
Bộ TN&MT, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tăng cường giám sát việc khai thác sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước. Vận hành các hồ chứa tuân thủ đúng quy trình vận hành liên hồ chứa đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành nhằm đảm bảo các nhu cầu sử dụng nước thiết yếu và giảm thiểu các tác hại do lũ lụt, hạn hán, thiếu nước trên các lưu vực sông.
Về lâu dài, cần triển khai đồng bộ các giải pháp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm trên các lưu vực sông; tăng cường giám sát việc tuân thủ pháp luật của các hoạt động xả nước thải; thu gom xử lý ô nhiễm từ nguồn; khuyến khích đầu tư vào công nghiệp xử lý nước thải. Đồng thời, tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế nhằm chia sẻ công bằng và hợp lý các nguồn nước liên quốc gia. * Thay đổi mạnh mẽ việc dự báo, giám sát thời tiết
Việt Nam được biết đến là một đất nước có rất nhiều bão, lũ hàng năm, đặc biệt có nhiều dòng sông biên giới. Việc thu thập và chia sẻ dữ liệu về mưa, về nước là cơ sở cho các hoạt động giám sát và dự báo thủy văn, cũng như cảnh báo sớm về lũ lụt và hạn hán. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, công tác quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn luôn là nhiệm vụ khó khăn và phức tạp.
Ngành tài nguyên và môi trường mong muốn nhận được sự chia sẻ và tham gia tích cực chủ động của các cấp chính quyền và nhân dân trong việc giảm thiểu rủi ro thiên tai về nước và khí hậu để không ai bị bất ngờ bởi lũ lụt và có đủ thời gian để ứng phó với hạn hán.
Với thông điệp “Đong đếm từng hạt mưa, chắt chịu từng giọt nước”, Ngày Khí tượng Thế giới đánh giá cao vai trò của cơ quan khí tượng thủy văn trong việc thu thập thông tin, giám sát, theo dõi và dự báo, cảnh báo diễn biến nguồn nước. Dự báo thời tiết, thủy văn đón đầu những vận động của thiên nhiên phục vụ cho đời sống cộng đồng cần có những hành động thay đổi mạnh mẽ.
Bộ TN&MT xác định một số định hướng trong thời gian tới trong công tác khí tượng thủy văn.
Quan trọng nhất là hoàn thiện hệ thống thể chế, hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách phục vụ cho hoạt động khí tượng thủy văn phát triển. Khuyến khích, đa dạng hóa, xã hội hóa hoạt động khí tượng thủy văn, tạo cơ sở phát triển thị trường dịch vụ khí tượng thủy văn, tiến tới xây dựng nền công nghiệp khí tượng thủy văn ở nước ta.
Việc tăng cường giám sát, quản lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, số hóa và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia cần hướng đến tính đồng bộ, hiện đại, sử dụng các công nghệ dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và các kiến trúc của khoa học công nghệ 4.0 để quản lý, khai thác, chia sẻ và thực hiện các dịch vụ khí tượng thủy văn.
Tăng cường nguồn lực cho các hoạt động khí tượng thủy văn vô cùng quan trọng để đẩy nhanh tiến độ tự động hóa mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn, quan trắc nguồn nước, xâm nhập mặn; tăng mật độ trạm đo ở vùng thượng nguồn các con sông, tăng hệ thống ra đa thời tiết để nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn, nguồn nước, trong đó gồm cả dự báo tác động, rủi ro thiên tai, cảnh báo sớm. Đầu tư xây dựng các hệ thống hỗ trợ kỹ thuật, phát triển công nghệ dự báo số, tiên tiến, bao gồm dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, các mô hình, các số liệu thời gian thực sử dụng tối ưu số liệu vệ tinh, radar, số liệu hồ chứa… Triển khai các Chương trình của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai, cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai.
Bộ TN&MT cho biết, sẽ triển khai xây dựng Đề án cấp quốc gia về khoa học công nghệ, tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế về khí tượng thủy văn, tranh thủ sự phối hợp, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Khí tượng thế giới, Ủy ban Bão quốc tế và các nước tiên tiến nhằm tăng cường công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng.