Hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục là một hệ thống gồm các thiết bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật được quy định chi tiết tại Thông tư 24/2017/TT-BTNMT nhằm thực hiện theo dõi tình trạng và chất lượng nguồn thải nước thải một cách liên tục, tự động giúp chủ nguồn thải, cơ quan quản lý nhà nước giám sát chặt chẽ việc xả nước thải tại mọi thời điểm và có các biện pháp giải quyết, ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố (nếu có).
1. Một hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục bao gồm các thiết bị cơ bản như:
Cảm biến đo các chỉ tiêu (sensors): phụ thuộc vào tính chất nguồn xả thải mà có các sensor đo tương ứng như: lưu lượng vào ra, COD, BOD, TSS, độ màu, pH, nhiệt độ, Tổng Nito (TN), Tổng phốt pho (TP), PO4, NH3, tổng dầu mỡ khoáng, các kim loại,…
Thiết bị lưu trữ, truyền nhận dữ liệu (Datalogger): Mục đích lưu trữ và hiển thị dữ liệu tại trạm, đồng thời truyền dữ liệu theo đúng định dạng chuẩn được quy định tại Thông tư 24/2017/TT-BTNMT về Sở Tài nguyên Môi trường địa phương.
Hệ thống lấy mẫu nước tự động: nhằm giúp cơ quan quản lý có thể lấy mẫu tự động hoặc thủ công từ xa thông qua các thiết bị có kết nối internet mọi lúc mọi nơi khi có bất kỳ thông số nào vượt ngưỡng.
Các thiết bị phụ trợ như: hệ thống làm sạch bằng khí nén, tủ hệ thống chứa các module hiển thị và cấp nguồn cho hệ thống, camera giám sát nguồn thải, các thiết bị phụ trợ khác.
2. Sơ đồ nguyên lý hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục
Sơ đồ nguyên lý hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục Chú thích:
Bộ đo lưu lượng kênh hở
Bơm nước
Bể chảy tràn
Các sensor đo
Dataloger: quản lý hệ thống
Thiết bị truyền tín hiệu
Thiết bị nhận tín hiệu
PC: tại trung tâm quản lý hệ thống từ xa.
UPS: cấp nguồn duy trì hoạt động hệ thống
Hệ thống làm sạch tự động
Thiết bị lấy mẫu nước tự động
3. Các sensor đo trong nhà trạm quan trắc nước thải tự động online
Theo Điều 25 Mục 6 về Quan trắc nước thải của Thông tư 24/2017/TT-BTNMT quy định: Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường hiện hành và yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định các thông số cần quan trắc.
Như vậy các thông số cần quan trắc trong hệ thống quan trắc tự động được quy định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Sở tài nguyên, Trung tâm quan trắc của các địa phương. Đồng thời các thông số cần quan trắc cũng phụ thuộc vào tính chất nguồn xả thải ví dụ như nước thải nhà máy thực phẩm, nhà máy dệt nhuộm có các thông số quan trắc khác nhau.
Tuy nhiên, cơ bản các thông số quan trắc của một trạm quan trắc nước thải online cần có bao gồm các thông số như Nhiệt độ, pH, COD, TSS, Lưu lượng thải đầu vào và đầu ra, ngoài ra còn có các thông số khác theo tính chất nguồn thải. Thông số kỹ thuật các chỉ tiêu đo a. Sensor đo pH/Nhiệt độ (tích hợp)
- Dải đo: 0 – 14 pH
- Độ chính xác: ± 0.1 pH
- Cấp bảo vệ: IP 68
- Nhiệt độ: 0 - 80 oC
- Chiều dài cáp tiêu chuẩn: 6m b. Sensor đo COD/TSS
- Phương pháp đo: công nghệ đo UV
- Dải bước sóng: 200 – 800 nm
- Dải đo COD: 0 – 500 mg/l hoặc tùy chọn dải đo theo yêu cầu
- Dải đo TSS: 0 – 300 mg/l hoặc tùy chọn dải đo theo yêu cầu
- Chu kỳ đo: tối thiểu 60s, có thể cài đặt
- Nhiệt độ: -5 tới 60oC
- Cấp bảo vệ: IP68
- Tự động làm sạch bằng khí nén c. Tổng nito
- Phương pháp đo: Quang phổ
- Dải đo: 0 – 200 mg/l (có thể tùy chọn dải đo khác)
- Thời gian đo: tùy chọn thời gian đo hoặc thủ công
- Nhiệt độ làm việc: 5 tới 50 oC
- Đầu ra: 4-20mA
- Nguồn cấp: 220V, 50Hz d. Tổng phốt pho
- Phương pháp đo: quang phổ
- Dải đo: 0 – 30 mg/l (có thể tùy chọn dải đo khác)
- Thời gian đo: tùy chọn thời gian đo hoặc thủ công
- Nhiệt độ làm việc: 5 tới 50oC
- Đầu ra: 4-20 mA
Nguồn cấp: 220V, 50Hz.
e. Đo các kim loại nặng như Cr, Zn, As, Cu, Ni, Fe, Mn, Pb….
- Phương pháp đo: Quang phổ
- Dải đo: có thể tùy chọn đáp ứng theo thông tư 24/2017/TT-BTNMT
- Nhiệt độ làm việc: 5 tới 50oC
- Đầu ra: 4-20mA
- Nguồn cấp: 220V, 50Hz
*Ngoài ra còn một số các chỉ tiêu khác theo QCVN 40/2011/ BTNMT, VITES sẽ gửi báo giá theo yêu cầu của khách hàng.
4. Đo lưu lượng kênh hở dùng máng Parshall
- Công nghệ đo siêu âm không tiếp xúc
- Dải đo: 0 – 5 m/s
- Độ chính xác: ± 1%
- Đầu ra: 4-20mA hoặc RS485
- Nhiệt độ hoạt động: -22 tới 60oC
- Cấp bảo vệ: IP68
- Nguồn cấp 24VDC
* Ngoài việc sử dụng sensor đo bằng sóng siêu âm trong máng Parshall để đo lưu lượng nước thải, trong thực tế, tùy từng điều kiện mà có thể sử dụng phương án đo lưu lượng trong ống kín bằng công nghệ điện từ với độ chính xác cao hơn, giá thành rẻ hơn và thời gian thi công nhanh hơn so với dùng máng Parshall.
5. Thiết bị lấy mẫu nước tự động
Thiết bị lấy mẫu nước tự động theo nguyên lý hút mẫu chân không với khả năng kiểm soát ổn nhiệt.
Chức năng: khi một trong các chỉ tiêu phân tích nào đó vượt mức giới hạn đã cài đặt trước thì thiết bị tự động lấy mẫu, lưu mẫu, bảo quản lạnh và ghi nhận thời gian lấy mẫu lấy mẫu
Số lượng mẫu lấy: 12 chai, 2,9 lit/chai
Nhiệt độ bảo quản: +4oC
Sensor nhiệt độ: Pt100
Chiều cao hút mẫu 7,5m
Thể tích lấy mẫu: 20-350ml
Đầu vào: 0/ 4-20mA
Khả năng kết nối với máy tính để lấy dữ liệu lấy mẫu
6. Phần mềm quản lý và truyền dữ liệu
- Kết nối tới các sensor/analyzer/transmitter để hiển thị các giá trị đo lường.
- Phần mềm có chức năng ghi lại dữ liệu quan trắc, trạng thái trạm, tình trạng vượt ngưỡng các thông số đo.
- Phần mềm cho phép quan sát nhanh xu hướng thay đổi của các thông số đo thông qua đồ thị.
- Dữ liệu được lưu giữ đồng thời tại cơ sở dữ liệu và hai dạng file text (*.txt) (theo qui định) và file *.csv, truyền file *.txt đến các FTP server theo nhịp thời gian khai báo.
- Tên và cấu trúc file *.txt tuân theo qui định hiện hành của nhà nước Việt Nam. Cho phép xuất báo cáo theo nhiều định dạng thông dụng.
- Tích hợp phần mềm WebServer phục vụ các chức năng tra cứu nhanh số liệu đo và điều khiển thủ công thiết bị lấy mẫu. Cho phép người dùng có thể truy cập tới Datalogger tại trạm bằng địa chỉ IP tĩnh của trạm quan trắc từ máy tính hoặc điện thoại, máy tính bảng có kết nối Internet.
Máy đo đa chỉ tiêu kim loại nặng tại hiện trường và PTN Trace2O
Model: HM5000
Hãng sản xuất: Trace2O (Wagtech) – Anh
Xuất xứ: Anh
Tính năng của thiết bị:
- Máy phân tích kim loại nặng với nhiều cải tiến mới, khắc phục một số điểm hạn chế của phương pháp phân tích Vôn-Ampe. Các điện cực điện hóa chất lượng cao tích hợp trong vỏ bọc tĩnh, giảm thiểu nhiễu điện từ. Công nghệ phun mẫu nito mới giảm thiểu nhiễu khỏi oxy, cải thiện độ lặp lại.
- Cung cấp trọn bộ với phần mềm, nguồn cấp, cốc đựng mẫu, và gói khởi động với các phương pháp đã được tích hợp sẵn. Kết nối Bluetooth cho phép người dùng truy cập thiết bị từ xa.
Nguyên tố
Dải đo (ppb)
WHO khuyến cáo (ppb)
Arsenic (III)
1 – 500
<10
Cadimi (Cd)
1 – 500
<3
Crom (VI)
50 – 500
<50
Đồng (Cu)
1 – 500
<2000
Chì Pb
1 – 500
<10
Mangan (Mn)
5 – 200
<100
Thủy ngân (Hg)
1 – 500
<6
Nickel (Ni)
20 – 500
<70
Kẽm (Zn)
1 – 500
<4000
- Với các tùy chỉnh khác nhau, cho phép người dùng điều chỉnh theo phân tích và phát triển phương pháp
- Phần mềm Metaware cho phép điều hoàn toàn kiểm soát các phương pháp đo điện hóa. Phần mềm cho phép người dùng thay đổi thời gian và điện áp, cũng như các kỹ thuật strip: sóng vuông, xung vi sai, quét tuyến tính…
- Thiết bị phân tích kim loại năng trong dung dịch trong phòng thí nghiệm ở nồng độ từ ppm đến ppb
- Chi phí đầu tư thấp, không cần đường khí, điều chỉnh nhiệt độ môi trường.
- Sử dụng được với nhiều mẫu nền khác nhau
- Các phương pháp phân tích tích hợp sẵn cho As, Au, Bi, Cd, Co, Cr (VI), Cu, Hg, Mn, Ni, Pb, Se, Sn, Tl và Zn.
- Ba mô-đun cảm biến điện cực có thể thay thế với đầu dò nhiệt độ và máy khuấy tích hợp
- Điều khiển nâng cốc mẫu từ xa để giảm thiểu xáo trộn mẫu.
Thông số kỹ thuật:
- Đo các nguyên tố: As, Au, Bi, Cd, Co, Cr (VI), Cu, Hg, Mn, Ni, Pb, Se, Sn, Tl và Zn.
- Phương pháp đo: Anodic and Cathodic Stripping Voltammetry (ASV) (Phương pháp Von-Ampe hòa tan Anot - Catot)
- Nhiệt độ hoạt động: 0oC đến 70oC
- Đánh giá dữ liệu: Chiều cao peak, phép trừ đường cơ sở, phép thêm chuẩn, đường chuẩn, phép hồi quy tuyến tính / bảng tính
- Giao diện kết nối: Điều khiển qua máy tính với phần mềm qua cổng USB hoặc Bluetooth
- Nguồn cấp: 12 – 15V
- Đáp ứng tiêu chuẩn CE
- Khối lượng: 3.5kg
- Kích thước: 200 x 370 x 210mm
Cung cấp bao gồm:
- HM5000 - Máy đo đa chỉ tiêu kim loại nặng tại hiện trường và PTN kèm cốc mẫu.
- Cáp nguồn, cáp USB, dongle.
- Bộ kit vệ sinh.
- Phần mềm.
- Vật tư tiêu hao cho 50 test mỗi kim loại.
- Dung dịch đệm và dung dịch chuẩn cho 50 test cho tất cả các chỉ tiêu kim loại.
Phương pháp đo: Sensor siêu âm không tiếp xúc với nước
Độ chính xác: 1% toàn thang
Thiết bị đo lưu lượng tự động cho kênh hở, phù hợp lưu lượng xả thải của nhà máy
Màn hình hiển thị LCD
Tín hiệu ra: 4-20mA
Cấp độ bảo vệ: IP 67
Thiết bị đo lưu lượng điện từ DN80; DN100, DN110,...
Chuẩn giao tiếp Mudbus RS485, có hỗ trợ đầu ra 4-20mA.
Cấp bảo vệ IP68
Thích hợp đo lưu lượng đường ống trong nhà máy, cơ sở sản xuất, đầu vào, đầu ra đường ống xả thải.
WTW pH 3110 là sự lựa chọn phù hợp cho tất cả những ai đang tìm kiếm một máy đo đơn giản để đo pH cầm tay.
Máy đo pH / mV cầm tay dễ dàng và mạnh mẽ để đo thông thường
Chống thấm nước theo IP 67
Hiệu chuẩn 3 điểm
Hẹn giờ hiệu chuẩn tích hợp
WTW pH 3110 có bàn phím rõ ràng chỉ với 6 phím và chức năng AutoRead tự động cho các giá trị đo có thể lặp lại giúp cho phép đo pH an toàn và ngăn ngừa sai sót. Bàn phím chống trượt cũng có thể được sử dụng với găng tay. Màn hình lớn rõ ràng và dễ đọc.
Model: AV-Flowmetter
Hãng sản xuất: mainstreamTM
Xuất xứ: Anh
Tính năng
Dễ sử dụng, lắp đặt nhạnh chóng không cần máng
Vận tốc đo từ 10mm/S len đến 5m/S
Độ nhạy cao áp dụng cho đo nước sạch
Đầu dò vận tốc nhỏ loại bỏ nhiễm bẩn và xáo trộn dòng chảy
Bộ ghi dừ liệu lớn lên đến 1 năm nếu ghi dữ liệu với khoảng cách đo 1 phút
Bộ nhớ ghi dữ liệu 4 M-byte không thay đổi (FLASH) cho khả năng lưu giữ dữ liệu 20 năm mà không cần nguồn điện
Xử lý thời gian thực các tín hiệu vận tốc do đó giảm tiêu thụ điện năng
Chế độ tiết kiệm điện thông minh - sử dụng tiết kiệm điện năng thông minh tự động giảm thời gian đo đối với vận tốc dòng chảy cao và chất lượng tín hiệu cao và tăng thời gian đo đối với vận tốc thấp và chất lượng tín hiệu thấp
Xử lý siêu âm tinh vi bỏ qua các tín hiệu giả
Màn hình chất lượng tín hiệu siêu âm xác nhận tính toàn vẹn của phép đo
Mức phù sa cụ thể (không đổi) được tính đến khi tính toán diện tích
Hiệu chuẩn hệ số hiệu chỉnh vận tốc
Tự động ghi lại các tín hiệu vận tốc và biểu đồ để sử dụng trong giám sát hiệu suất hoặc báo cáo
Khoảng cách lên đến 500 m từ đơn vị hệ thống đến cảm biến vận tốc và mức. 300 m đối với cảm biến mức và vận tốc ATEX
Công tắc đầu ra Opto cho cảnh báo và điều khiển
Cấu tạo phần cứng
Cảm biến PTX
Vật liệu cấu tạo: Titanium, acetal và polyurethane Kích thước: 185mm dài x 17.5 mm đường kính
Cáp: Cáp polyurethane đường kính 8 mm với dây căng Kelvar
Khối lượng: 1kg đối với cáp tiêu chuẩn dài 10m
Dải đo: 0 - 2m. Mở rộng tối đa 8m
Độ phân giải: Tốt hơn 1mm
Độ chính xác: Kết hợp ảnh hưởng của độ không tuyến tính, độ trễ và độ lặp lại tốt hơn đường thẳng tốt nhất 0,25%. Tính không tuyến tính và sai lệch được loại bỏ bằng hiệu chuẩn đầu dò.
Nhiệt độ hoạt động: -20°C to 60°C (bù nhiệt 2°C đến 30°C)
Cảm biến vận tốc Vật liệu cấu tạo: µPVC và cáp polyurethane Kích thước: 105mm (dài) x 50mm (rộng) x 20mm (cao)
Cáp: Cáp polyurethane đường kính 8 mm với dây căng Aramid. Tải trọng đột phá 45 kg. Bán kính uốn cong tối thiểu 52 mm Khối lượng: 1kg bao gồm cáp dài 10m như tiêu chuẩn
Độ dài cáp tối đa: 500m Nhiệt độ hoạt động: -10°C to 80°C
Độ sâu hoạt động tối thiểu: 30mm
Thiết bị:
Vật liệu cấu tạo: Nhôm đúc nguyên chất
Kích thước: 220mm (rộng) x 120mm (dài) x 80mm (cao)
Khối lượng: 1.9 kg
Nhiệt độ hoạt động: -10°C to 70°C
Cung cấp bao gồm
Máy đo lưu lượng dòng AV-Flowmetter
Cảm biến mức dài 10m
Cảm biến vận tốc dài 10m
Cáp cấp kèm (USB hoặc RS232)
Phần mềm
Hướng dẫn sử dụng
Chúng ta đang chứng kiến những ngày cuối cùng của dòng Mekong?
Ngày đăng : 10:32:11 19-03-2020
Chúng ta đang chứng kiến những ngày cuối cùng của dòng Mekong? Ông Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Tổ chức phi chính phủ Stimson – nơi hoạt động để giải quyết những mối đe dọa lớn cho an ninh và sự thịnh vượng của thế giới – vừa xuất bản cuốn sách “Last Days of the Mighty Mekong” (Những ngày cuối của dòng Mekong Vĩ Đại). Ông đặc biệt quan tâm đến tiểu vùng Mekong và tác động của kinh tế Trung Quốc đối với khu vực nhạy cảm về mặt sinh thái này.
Trong hơn 320 trang sách, Eyler công bố những sự thật không dễ chấp nhận: “Trừ khi chúng ta tôn trọng dòng sông và địa hình xung quanh nó như một hệ thống kết nối chặt chẽ với nhau để cùng hành động bảo tồn hệ sinh thái nước ngọt khổng lồ này ngay từ hôm nay, những ngày cuối cùng của dòng Mekong Vĩ Đại hiện đang xảy ra.”
Từ bên triền núi của nóc nhà thế giới Himalaya ở bình nguyên Tây Tạng và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), những dòng chảy băng tan hình thành ngọn nguồn của con sông Mekong, chảy qua 6 quốc gia ở Đông Á và Đông Nam Á, chia thành chín cửa đổ vào Biển Đông. Đó là sự kỳ diệu của tự nhiên được sắp đặt sẵn từ hàng triệu năm trước. Các tinh thể băng tan trên đỉnh núi hóa thành hàng tỷ giọt nước, di chuyển qua hơn 4.000 km sông ngòi, biến vùng hạ du và ven sông trở thành những miền đất trù phú, cung cấp dinh dưỡng và phù sa cho miền đồng bằng bên dưới, trước khi chảy ra đại dương bao la.
Dòng Mekong là nguồn cung ứng cá nước ngọt nằm trong lục địa lớn nhất thế giới, với tổng sinh khối cá gấp 13 lần tổng số cá ở trong các sông ngòi và hồ chứa ở Bắc Mỹ cộng lại. Riêng Biển Hồ Tonle Sap của Campuchia đã chứa nhiều cá hơn cả lục địa Bắc Mỹ, mặc cho nhiều tập đoàn và dân đánh cá địa phương đã khai thác tận thu từ nhiều năm nay. Năm 2005, ngư dân Thái Lan đã bắt được con cá nước ngọt kỷ lục lớn nhất thế giới – một con cá bông lau khổng lồ có khối lượng 293 kg, với chiều dài thân 2,7 mét. Hệ sinh thái tự nhiên của Mekong cũng rất phong phú. Mười năm sau khi đánh bắt được con cá lớn nhất, người ta khám khá một vườn thú ở Khu vực Kinh tế Tam giác Vàng (Golden Triangle Economic Zone) đang giam giữ lậu 26 con hổ Châu Á còn sống. Hơn 1/4 dân số Campuchia (16 triệu người) đang sống dọc theo dòng chính của con sông Mekong. Hơn 20 triệu người Việt Nam đang sống dựa vào canh tác nông ngư nghiệp trên vùng Đồng bằng trù phú tạo ra từ phù sa kết lắng do các dòng hạ lưu sông Mekong mang đến. Trong hàng chục nghìn năm qua, hàng triệu con người đã xem Mekong như là động mạch chủ bơm sức sống cho các vùng đất đang nuôi sống họ. Thế nhưng, trong 60 năm qua, 6 quốc gia đang được dòng Mekong nuôi dưỡng một cách bao dung và miễn phí không hiểu được điều đó. Họ luôn tìm cách khẳng định chủ quyền và khai thác từng khúc sông nằm trên lãnh thổ của mình theo nhiều cách khác nhau.
Đất Trung Quốc chiếm hơn 1/2 chiều dài con sông, nhưng đoạn sông này chỉ chứa ít hơn 20% tổng số nước của Mekong, và họ cũng chỉ chiếm 10% tổng số dân sống phụ thuộc vào lưu vực con sông. Trong khi đó, các chuyên gia về khí hậu dự báo khối lượng nước nơi khu vực này sẽ gia tăng nhanh chóng trong 3 thập kỷ tới do hiện tượng các dải băng hà trên triền núi Himalaya sẽ tan rã vì biến đổi khí hậu, rồi sau đó, nguồn cung ứng nước này sẽ đột ngột giảm nhanh mà không thể phục hồi được nữa.
Trong khi đó, nhu cầu năng lượng của Trung Quốc cũng sẽ tăng 90% trong vòng 20 năm kế tiếp. Để đáp ứng và chuẩn bị trước, Trung Quốc đã xây 10 đập thủy điện lớn trên dòng chính Mekong, và sẽ hoàn thành tiếp 9 đập nữa vào năm 2030. Quốc gia này còn bơm tiền tài trợ cho 9 đập khác cũng đặt trên dòng chính tại Lào, với kế hoạch mua lại lượng điện từ hầu hết các đập này. Chắc chắn rằng, họ đã biết sau 40 năm nữa, lượng nước ở các đập thượng nguồn nằm trên lãnh thổ của họ sẽ hoàn toàn không đủ để khai thác thủy điện được nữa. Thế cho nên, Bắc Kinh mới có tham vọng kết hợp với người Lào để biến quốc gia nhỏ bé này trở thành “viên pin của Đông Nam Á” để cung ứng lượng điện thiếu hụt trong tương lai của chính Trung Quốc. Và khi Vientiane đã phá vỡ lời cam kết bảo vệ hệ sinh thái của dòng sông chung, thì người Thái và Camuchia cũng nhảy vào đòi khai thác thủy điện trên dòng sông này. Chỉ có người dân Campuchia ở vùng Biển Hồ Tonlesap và người dân Nam Bộ ở Việt Nam sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng, khi tất cả 160 đập thủy điện dự kiến đặt dọc theo dòng chính và các dòng phụ của Mekong được hoàn thành. 70% lượng phù sa sẽ bị chặn lại từ các đập do người Trung Quốc ở thượng nguồn dựng lên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng thủy sản và nông nghiệp của các quốc gia thuộc khu vực hạ lưu. Cùng với Biến đổi Khí hậu sẽ làm cho lượng nước cung ứng từ dãy Himalaya giảm nghiêm trọng trong tương lai và mực nước biển dâng ít nhất là 2m do băng ở hai cực tan ra, Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ sụp xuống và bị nhấn chìm trong các con sóng của Biển Đông chỉ trong 50 – 80 năm nữa – nghĩa là một thế hệ con người. Khó có thể hình dung 100 triệu dân Việt Nam trong tương lai sẽ sống sót thế nào, nếu vùng đồng bằng quan trọng này không còn tồn tại và không còn cung cấp 50% lượng thực phẩm nông nghiệp/ngư nghiệp, chiếm hơn 23% GDP của quốc gia này.
Tham vọng khai thác năng lượng để phục vụ cho nền kinh tế tăng trưởng và văn hóa tiêu thụ hàng hóa, dù đến từ nơi nào – Trung Quốc với các đập thủy điện chặn dòng chảy phù sa, hay Mỹ và Châu Âu với các nhà máy nhiệt điện xả thải khí nhà kính gây hiện tượng nóng lên toàn cầu gây băng tan – đều sẽ phá hủy dòng Mekong và nhấn chìm Đồng Bằng Sông Cửu Long của Việt Nam.
Như Eyler đã chỉ ra và than thở, nguồn cung năng lượng từ thủy điện hoàn toàn tương hợp một cách hoàn hảo (và dư thừa) vào “mô hình phát triển mà Trung Quốc đã học hỏi và tiếp cận từ phương Tây.” Giống như năng lượng hạt nhân, thủy điện cũng từng được các quốc gia công nghiệp xem là phương cách thay thế hữu hiệu cho than đá. Nguồn năng lượng từ các đập thủy điện ở Mỹ và Châu Âu đã góp công không ít giúp phát triển nhiều dự án kinh tế quốc gia trong nhiều năm, rồi sau đó mới bị hủy bỏ vì vấn đề tác động môi trường. Rõ ràng là, với tham vọng của Trung Quốc, dòng Mekong sẽ bị chia cắt để phục vụ cho mục tiêu này, và Ủy Hội Sông Mekong (Mekong River Commission’s – MRC) sẽ rất khó khăn trong việc đưa ra các chính sách phát triển chung hiệu quả để bảo vệ cho dòng Mekong.
Cuối cùng, Eyler nói rằng, “nếu Việt Nam – quốc gia nằm ở cuối dòng Mekong – có thể đấu tranh để đạt được mức cân bằng trong hoạch định kết hợp nguồn năng lượng, để giúp các quốc gia láng giềng (như Lào, Campuchia) phát triển các cơ sở điện gió, điện mặt trời và điện sinh học”, thì tình hình có thể thay đổi đôi chút.
Tuy nhiên, làm thế nào Việt Nam có thể thực hiện được điều đó, khi mà chính quyền đất nước này vẫn còn tiếp tục xây dựng các nhà máy nhiệt điện than đá và ngóng cổ lên chờ đợi nguồn viện trợ của Mỹ và phương Tây về công nghệ năng lượng tái tạo? Còn trong khi đó, sau khi Hiệp định Khí hậu Paris với các điều khoản yêu cầu bồi hoàn và tài trợ công nghệ năng lượng xanh cho các nước nghèo và đang phát triển đã bị Mỹ xé bỏ, thì cũng chẳng còn hy vọng gì cho cả Việt Nam, Lào hay Campuchia sẽ nhận được những điều tương tự từ Mỹ và phương Tây?
Đường nào thì dòng Mekong cũng sẽ bị tiêu diệt, và Đồng bằng Sông Cửu Long cũng sẽ bị nhấn chìm. Đó là định mệnh của dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam nên nhìn cho rõ những ai là thủ phạm, hiểu cho thấu nguyên nhân sâu xa gây ra điều đó, có tầm nhìn để chuẩn bị trong vòng chỉ 1 thế hệ sắp tới, và hành động vì mạng sống và sinh kế của mình ngay lập tức. Chúng ta đừng nên dựa vào lời hứa của người khác cùng các kế hoạch ảo tưởng về thích nghi và phát triển đặc khu kinh tế vùng miền của nhà cầm quyền Việt Nam, nhưng những ai đại diện cho đất nước phải yêu cầu đích danh thủ phạm (Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu, Nhật Bản…) bồi hoàn và giúp đỡ di chuyển dân số ra khỏi vùng thảm họa, cũng như bảo đảm xây dựng một sinh kế mới cho toàn dân tộc trong tương lai. Người Việt Nam đang đứng trước thời khắc quyết định sống chết cho các thế hệ tiếp nối của mình. Nếu chúng ta không quyết tâm đứng lên và thay đổi ngay lập tức thể chế chính trị để bảo đảm quyền kiểm soát của người dân và trật tự công bằng xã hội, chuyển đổi tận gốc hệ thống kinh tế quốc dân để đáp ứng lợi ích căn bản của toàn dân (chứ không phải các tập đoàn tư bản lợi ích), thì chúng ta sẽ không còn cơ hội nào khác trong tương lai nữa.
Bao nhiêu người Việt Nam hiểu được điều đó? Những ngày cuối cùng của dòng Mekong cũng chính là ngày tàn của dân tộc Việt Nam, với nghĩa đen của nạn đói, khủng hoảng kinh tế, di cư môi trường trên diện rộng, xáo trộn và đứt gãy cấu trúc dân số, nổi loạn, và giết chóc, chứ không phải nghĩa bóng về mặt thay đổi chính trị, lụn bại văn hóa hay tôn giáo.
Và thật đáng buồn thay, một dòng sông đã bao dung chở che, nuôi dưỡng cho hàng chục triệu người qua bao nhiêu thế hệ, nay lại bị chính con người quay qua bức tử vì lòng tham tăng trưởng kinh tế và thói tiêu dùng hoang phí. Vô ơn thay, giống loài được gọi là Homo Sapiens.